Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tài liệu sưu tầm môn đánh giá - Coggle Diagram
Tài liệu sưu tầm môn đánh giá
Khung năng lực giáo viên Đông Nam Á
Kiến thức về nội dung giảng dạy, thực hành sư phạm và đánh giá
HIểu được quá trình học và phát triển toàn diện của trẻ
Thúc đẩy việc học và phát triển của trẻ
Môi trường học tập
Xây dựng một môi trường giáo dưỡng toàn diện và an toàn.
Đẩy mạnh công tác sức khỏe, dinh dưỡng, an toàn, và bảo hộ cho trẻ.
Tham gia và hợp tác
Có thể xây dựng đươc các mối quan hệ với phụ huynh, gia đình và nhóm chăm sóc trẻ
Mạng lưới kết nối và hợp tác với các đối tác phù hợp nhằm phát triển ECCE
Phát triển chuyên môn nghề nghiêp
Đảm bảo sự phát triển về chuyên môn nghề nghiệp và phát triển liên tục của bản thân
Tài liệu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hiện hành (ban hành theo Quyết định số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Dựa trên phẩm chất, năng vực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục mầm non và địa phương.
Khách quan, toàn diện, công bằng, dân chủ
Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non cũ (ban hành theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Điều 5. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước.
Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động.
Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ.
Điều 6. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non.
Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non.
Kiến thức cơ sở chuyên ngành.
Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.
Điều 7. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
Kỹ năng quản lý lớp học.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.
Quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Văn bản này quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm: các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; tiêu chuẩn xếp loại, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non.
Quy định này áp dụng đối với giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non.
Điều 3. Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Là cơ sở để xây dựng, đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.
Giúp giáo viên mầm non tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
Làm cơ sở để đánh giá giáo viên mầm non hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quản lý, bồi dưỡng và quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non.
Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.
Điều 4. Lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây gọi tắt là Chuẩn) gồm 3 lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu.
Yêu cầu của Chuẩn là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí được quy định cụ thể tại các Điều 5, 6, 7 của văn bản này.
Tiêu chí của Chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn, thể hiện mét khía cạnh về năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Tiêu chuẩn xếp loại, quy trình đánh giá xếp loại giáo viên mầm non
Điều 8. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn
Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí của Chuẩn:
a. Điểm tối đa là 10;
b. Mức độ: Tốt (9 -10); Khá (7 - 8); Trung bình (5 - 6); Kém (dưới 5).
Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của Chuẩn:
a. Điểm tối đa là 40;
b. Mức độ: Tốt (36 - 40); Khá (28 - 35); Trung bình (20 - 27); Kém (dưới 20).
Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực của Chuẩn:
a. Điểm tối đa là 200;
b. Mức độ: Tốt (180 - 200); Khá (140 - 179); Trung bình (100 - 139); Kém (dưới 100).
Điều 9. Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối năm học
Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;
Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm, trong đó không có lĩnh vực nào xếp dưới loại trung bình;
Loại Kém: là những giáo viên có một lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp
Điều 10. Quy trình đánh giá xếp loại
Định kỳ vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non.
Trong trường hợp giáo viên được đánh giá gần sát với mức độ tốt, khá hoặc trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Tổ chức thực hiện
Điều 11. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của địa phương.
Điều 12. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
Trưởng phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non hàng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.
Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với uỷ ban nhân dân quận, huyện xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ giáo viên mầm non của địa phương; đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.
Điều 13. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên mầm non, tự đánh giá và tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên theo quy định của văn bản này và báo cáo kết quả thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.
Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non, tham mưu với phòng giáo dục và đµo tạo, chính quyền địa phương để có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên mầm non của trường.