Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN ( 1930-1945 - Coggle Diagram
ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN ( 1930-1945
Chủ trương đấu tranh từ 1930- 1939
từ 1930-1935
Luận cương chính trị ( tháng 10/1930)
Lãnh đạo CM
vô sản lãnh đạo cách mạng
Đoàn kết quốc tê
gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là vô sản Pháp. Liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa.
Lực Lượng cách mạng
Vô sản và nông dân là lực lượng chính
Phương pháp CM
Võ trang bạo động, theo khuôn phép nhà binh.
Nhiệm vụ cách mạng
Xoá bỏ tàn tích phong kiến và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập
Phương hướng CM:
lúc đầu là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, có “tính chất thổ địa và phản đế”. Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Chủ trương khôi phục tổ chức Đảng
1930-1931
Phong trào CM phát triển mạnh: đỉnh cao là Xôviết Nghệ Tĩnh.
Thành quả:
Khẳng định trong thực tế vai trò và khả năng lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản, của Đảng; Hình thành một cách tự nhiên khối liên minh công-nông trong đấu tranh cách mạng; Đem lại cho nhân dân niềm tin vững chắc vào Đảng, vào cách mạng.
1932-1935
Công việc khôi phục Đảng phải kể đến vai trò to lớn của Quốc tế Cộng sản:
Cuộc đấu tranh đòi ân xá chính trị phạm đã dẫn tới năm 1934 toàn quyền Đông Dương đã ký lệnh ân xá tù chính trị ở Đông Dương.
đến cuối 1934 đầu 1935 hệ thống tổ chức của Đảng đã được khôi phục và phong trào quần chúng dần được nhen nhóm lại.
Trong những năm 1936-1939
Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình thế giới
Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp tại Matxcơva (7-1935) xác định
kẻ thù trước mắt : chủ nghĩa phát xít
Nhiệm vụ trước mắt: chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống.
Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập Mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.
Mâu thuẫn nội tại của CNTB và PTCM QC gay gắt
Chủ trương và nhận thức mới của Đảng
Tháng 7-1936, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ hai tại Thượng Hải.
Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
Về đoàn kết quốc tế: Đoàn kết với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp, ủng hộ Mặt trận Nhân dân Pháp, ủng hộ Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp để cùng chống kẻ thù chung là phát xít và phản động thuộc địa ở Đông Dương
Kẻ thù trước mắt và nguy hại nhất là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Mục đích mở rộng quan hệ của Đảng với quần chúng.
Mục tiêu chiến lược: không thay đổi so với Hội nghị lần thứ nhất- “cách mạng tư sản dân quyền - phản đế và điền địa - lập chính quyền công nông bằng hình thức Xô viết”
Chủ trương đấu tranh từ 1939- 1945
Chủ trương phát động khỏi nghĩa giành chính quyền
Phát động Cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần
Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
Chỉ thị đã nhận định: điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi
Chỉ thị xác định: Xác định kẻ thù là Nhật, khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
Chủ trương:Phát động 1 cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho cuộc TKN
Phương châm đâu tranh: Phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa.
Dự kiến thời cơ
Quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở.
Cách mạng Nhật bùng nổ, chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập
Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần.
Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa:
Ngày 13-8-1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước từ tay phát xít Nhật, trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám
Kết quả và ý nghĩa
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã đập tan xiền xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong hơn 80 năm, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế suốt 1000 năm và ách thống trị của phát xít Nhật.
Ra đời nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người tự do, người làm chủ vận mệnh của mình.
Đảng Cộng sản Đông Dương từ chỗ phải hoạt động bí mật không hợp pháp trở thành một đảng cầm quyền và hoạt động công khai.
Nâng cao lòng tự hào dân tộc, để lại những bài học kinh nghiệm quý cho phong trào đấu tranh giành độc lập và chủ quyền.
Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã chọc thủng một khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu thời kỳ sụp đổ và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.
Chứng minh cho tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin và những sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Nguyên nhân thắng lợi
Kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phát xít Nhật đã bị Liên Xô và quân Đồng minh đánh bại, quân đội Nhật ở Đông Dương mất hết tinh thần chiến đấu, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành thắng lợi mau chóng
Có sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng ta, của Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng đúng đắn, dày kinh nghiệm, đoàn kết, thống nhất, nắm bắt đúng thời cơ, kiên quyết, khôn khéo.
Bài học kinh nghiệm
Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
Hai là, toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh công-nông.
Ba là, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
Bốn là, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng để đập tan bộ máy Nhà nước cũ, lập ra bộ máy Nhà nước của nhân dân.
Năm là, nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ
Sáu là, xây dựng một Đảng Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Hoàn cảnh lịch sử
Tình hình trong nước
Ở Đông Dương, thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến rất phản động
Lợi dụng sự thất thủ của Pháp ở Đông Dương, tháng 9-1940 Nhật Bản cho quân xâm lược Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật.
Tình hình thế giới
Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp và Chính phủ Pháp đã đầu hàng. Ngày 22-6-1941, quân phát xít Đức tấn công Liên Xô.
Ngày 1-9-1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, trong đó Pháp là nước tham chiến.
Nội dung chuyển hướng chỉ đạo
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939)
Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11-1940)
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) - quan trọng nhất
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
quyết định phải xúc tiến ngay công tác khởi nghĩa vũ trang, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại.