Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Quan điểm tiếp cận phát triển chương trình, Nhóm 6, Hoàng Thị Thu Hoài –…
Quan điểm tiếp cận phát triển chương trình
Tiếp cận mục tiêu
Quan điểm
Việc xây dựng chương trình giáo dục trước hết phải xác định được mục đích, mục tiêu của chương trinh
Mục tiêu: là sự thay đổi ở hành vi người học dựa trên phương diện: KT,KN,TĐ (2006) hoặc phẩm chất-năng lực (2018)
Mục tiêu của chương trình giáo dục cần được xác định rõ ràng, tường minh và chi tiết
Mục tiêu này cũng là tiêu chuẩn để đánh giá xem người học có đạt được mục tiêu đề ra trong chương trình hay không và được thể hiện qua những thay đổi về năng lực hành vi của người học
Dựa trên mục tiêu đã được xác định, những nhà thiết kế xây dựng chương trình đưa ra quyết định trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá... phù hợp
Ưu điểm
Người dạy, người học có thể lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, đánh giá phù hợp nhằm đạt được mục tiêu.
Dễ kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục với chuẩn đầu ra
Giúp định hướng được hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS
Hạn chế
Khả năng tiềm ẩn của cá nhân HS không được quan tâm phát huy, nhu cầu và sở thích riêng của HS khó được đáp ứng
Cách tiếp cận mục tiêu tạo ra quy trình giáo dục cứng nhắc, khuôn mẫu trong quá trình đào tạo, chưa có sự đa dạng, khác biệt của nhân tố HS, môi trường, xã hội trong quá trình giáo dục
Tiếp cận nội dung
Quan điểm
Giáo dục chỉ là quá trình truyền thụ kiến thức của người dạy cho người học
Chương trình GD nói chung, chương trình môn học nói riêng được cho là 1 bản phác thảo về nội dung kiến thức
Mục tiêu chính là nội dung và khối lượng kiến thức cần được dạy và truyền thụ cho người học
Nội dung: 1 hệ thống tri thức khoa học được sắp xếp và cấu trúc 1 cách chặt chẽ theo logic của lĩnh vực khoa học đó
PPDH chủ yếu: truyền đạt kiến thức
Cách thức kiểm tra, đánh giá: khả năng ghi nhớ, học thuộc nội dung kiến thức của người học
Ưu điểm
Truyền thụ được lượg kiến thức lớn, đầy đủ, chính xác trong thời gian nhất định
Dễ thực hiện
Hạn chế
Không đề cập đến chiến lược, PPDH
Khó xác định mục tiêu cụ thể, khó xác định được chuẩn để thực hiện kiểm tra - đánh giá
Khó khăn trong giải quyết vấn đề trong thực tiễn
Người học thụ động, quá tải
Chủ yếu được cung cấp kiến thức, ít được thực hành
Nội dung kiến thức lạc hậu
Không phù hợp với yêu cầu xã hội và nhu cầu của người học
Tiếp cận phát triển
Quan điểm
Giáo dục là sự phát triển con người, phát triển mọi tiềm năng, kinh nghiệm của con người để giúp họ có thể làm chủ bản thân , khẳng định mình trong thực tế, đương đầu với mọi thử thách một cách chủ động, sáng tạo
Xuất phát điểm: xây dựng chương trình chú trọng tới nhu cầu , sở thích, hứng thú của người học
chú trọng đến sự phát triển khả năng hiểu biết, tiếp thu ở người hoc hơn là truyền thụ khối lượng nội dung kiến thức đã được xác định từ trước.
Tạo ra lý thuyết về phương pháp dạy - học chủ động “lấy người học làm trung tâm".
Cách thức kiểm tra, đánh giá: Khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề.
Ưu điểm
Giúp người học phát triển được tối đa các tố chất sẵn có, phát huy được năng lực tiềm ẩn của họ.
Chú trọng đến sự phát triển nhân cách, tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống thực của cuộc sống của người học.
Hạn chế
Khó khăn khi tổ chức thực hiện do tính đa dạng về sở thích, khả năng, nhu cầu của người học.
Đòi hỏi về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện đa dạng trong quá trình dạy học.
Nhóm 6
Hoàng Thị Thu Hoài – K43B GDTH
Nguyễn Thị Thu Hà – K43B GDTH
Nguyễn Thị Thu Trang – K43B GDTH
Nguyễn Thị Hường – K43B GDTH
Nguyễn Phương Thảo – K43B GDTH
Lê Thị Lan Anh – K43B GDTH