Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp nghiên cứu lí luận trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non…
Phương pháp nghiên cứu lí luận trong nghiên cứu khoa học giáo
dục mầm non
Phương pháp phân tích — tổng hợp lí thuyết
Phân tích là việc tách đối tượng ra thành nhiều bộ phận, nhiều chi tiết để xem xét đối tượng một cách kỹ lưỡng ở nhiều mặt, nhiều góc độ khác nhau.. Còn thao tác tổng hợp lại nhằm gộp các bộ phận, các chi tiết đã được phân tích theo một hướng nhất định để tạo thành 1 chỉnh thể, nhờ đó đối tượng được nhìn nhận 1 cách toàn diện và sâu sắc
Hai thao tác này đối lập nhau nhưng chúng lại thống nhất biện chứng với nhau, chúng luôn đi liền với nhau, thiếu phân tích thì không thể có tổng hợp, ngược lại không có tổng hợp thì phân tích trở nên vô nghĩa
Trong khi nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, phân tích - tổng hợp lí thuyết là một phương pháp cơ bản không thể thiếu được đối với việc xây dựng những luận cứ khoa học về trẻ em
Thông thường phương pháp này được sử dụng ở bước khởi đầu của việc nghiên cứu lí luận hoặc cho 1 công trình nghiên cứu thuần túy lý luận hoặc đặt cơ sở lý luận cho 1 công trình nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lí thuyết
Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành 1 hệ thống lô gic chặt chẽ theo từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, cùng 1 hướng phát triển
Hệ thống hóa lý thuyết là sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho hiểu biết của ta về đối tượng nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc hơn. Từ đó xây dựng 1 lý thuyết mới hoàn chỉnh
Phân loại và hệ thống hóa là 2 thao tác luôn luôn đi liền với nhau. Nhờ đó các tài liệu khoa học vốn có kết cấu phức tạp về nội dung trở nên dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của đề tài. Phương pháp phân loại và hệ thống hoá bao giờ cũng dựa vào khả năng khái quát hóa. Trình độ khái quát cao, đó là điều kiện để người nghiên cứu đạt tới đỉnh cao của lý luận
Trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non , phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết đóng vai trò rất quan trọng, nhờ đó mà các lý thuyết khoa học về trẻ em mang tính khái quát hóa cao, định hướng cho công việc nghiên cứu thực tiễn và có tác dụng chỉ đạo mạnh mẽ sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ em
Phương pháp cụ thể hóa lý thuyết
Mọi lý thuyết khoa học bao giờ cũng tồn tại ở dạng trừu tượng, được xây dựng nên bởi những khái niệm khoa học. Do vậy, muốn được dễ hiểu, dễ sử dụng vào thực tiễn, người nghiên cứu cần cụ thể hóa những vấn đề đã được khái quát hóa trong lý thuyết của mình bằng phương pháp minh họa và phương pháp mô hình hóa
Phương pháp minh họa là cách thức sử dụng những sự kiện sinh động có thực trong thực tiễn để làm sáng tỏ lý thuyế, làm cho cái trừu tượng trong khoa học trở thành sự vật và hiện tượng dễ nhìn thấy, dễ nắm bắt. Chính những sự kiện điển hình trong thực tiễn không những là cái minh họa 1 cách có hiệu quả nhất cho lý thuyết mà còn bổ sung cái mới cho lý thuyết, nhờ đó lý thuyết luôn gắn với thực tiễn và có được cơ hội để phát triển mãi lên.
Phương pháp mô hình hóa là phương pháp dùng những mô hình giả định để thể hiện được ý đồ chứa đựng trong lý thuyết, trên cơ sở đó làm sáng tỏ lý thuyết.
Trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, phương pháp cụ thể hóa được sử dụng khá rộng rãi, nhờ đó những lý luận khoa học về trẻ em được gắn liền với thực tiễn chăm sóc và giáo dục trể em. Phương pháp này không chỉ giúp cho người nghiên cứu đạt được kết quả mới về lý luận mà còn giúp cho thực tiễn nuôi dạy trẻ có những bước tiến mới
Phương pháp giả thuyết
Đây là phương pháp nghiên cứu bằng cách dự đoán những thuộc tính và quy luật phát triển của đối tượng, để chỉ đường cho việc chứng minh những điều dự đoán đó là đúng. Trên cơ sở đó mà tìm kiếm, khám phá bản chất của đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp này thực hiện 2 chức năng: chức năng dự báo và chức năng định hướng
Trong nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, phương pháp giả thuyết không những cần thiết cho việc nghiên cứu lý luận mà còn rất cần thiết cho thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt cần thiết cho việc dự báo sự phát triển của trẻ em ở thế kỷ XXI, định hướng cho việc tìm kiếm những phương pháp mới có hiệu quả hơn trong việc nuôi dạy trẻ em
Phương pháp chứng minh
Chứng minh là cách sử dụng lý luận hay sự kiện thực tiễn để làm sáng tỏ 1 nhận định, một quan điểm là chân lý hay không
Phương pháp chứng minh có thể tiến hành theo nhiều cách
Phương pháp chứng minh trực tiếp: là phép chứng minh dựa vào các luận chứng chân thực và bằng các quy tắc suy luận để rút ra những luận đề cần thiết
Phương pháp chứng minh gián tiếp: là phương pháp chứng minh chưa nhằm thẳng vào luận chính cần khẳng định mà trước tiên là bằng những luận chứng chân thực, người nghiên cứu bác bỏ các luận đề trái với luận đề chính (được gọi là phản đề), vạch rõ những sai lầm, những cái không hợp lý của của phản luận đề ấy, từ đó mà khẳng định tính chân thực, tính chính xác và tính lô gic của luận đề chính
Phương pháp quy nạp: là phương pháp chứng minh bằng suy luận, đi từ những vấn đề riêng lẻ đến những kết luận chung. Phương pháp này thường được dùng trong nhiều công trình nghiên cứu lý luận khoa học
Phương pháp diễn dịch,: Là phương pháp chứng minh bằng lối suy luận, đi từ những nguyên lý chung nhất đến những kết luận cho từng trường hợp riêng