Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Dân chủ XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam - Coggle…
Dân chủ XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
3.1. Dân chủ XHCN ở Việt Nam
3.1.1, Sự ra đời, phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở VN:
Được xác lập sau CMT8 năm 1945. Năm 1976, được đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đã nhấn mạnh phát hy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển đát nước. Nhấn mạnh tư tưởng “ lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”.
Đảng khẳng định một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội VN là do nhân dân làm chủ.
3.1.2. Bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
Bản chất là dựa vào Nhà nước XHCN và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân là tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ.
Dân chủ là mục tiêu của chế độ XHCN ( dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh)
Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN ( do nhanh dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân).
Dân chủ là động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội ( phát huy sức mạnh của nhân dân toàn dân tộc)
Dân chủ gắn với pháp luật ( phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương).
Bản chất dân chủ cũng có 2 hình thức
Dân chủ gián tiếp: Là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do nhân dân “ ủy quyền”, giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu ra. Những con người và tổ chức ấy đại diện cho nhanh dân, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân.
Dân chủ trực tiếp: Là hình thức thông qua đó, nhân dân bằng hành động trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội. Hình thức đó thể hiện ở các quyền được thông tin về hoạt động của nhà nước, được bàn bạc về công việc của nhà nước và cộng đồng dân cư….
3.2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3.2.1. Quan niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật, nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình.
Nhà nước pháp quyền được hiểu là một kiểu nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dực pháp luật và hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm minh……
Đề cao vai trò của Hiến pháp và pháp luật, đề cao quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, đảm bảo quyền con người, tổ chức bộ máy vừa đảm bảo tập trung, thống nhất, vừa có sự phân công giữa các nhánh quyền lực….
3.2.2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật. Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan; lập pháp, hành pháp và tư pháp
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo. Hoạt động của Nhà nước được giám sát bởi nhân dân.
Nhà nước pháp quyền XHCN ở VN tôn trọng quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển. Quyền làm chủ của nhân dân được thực hành một cách rộng rãi
Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo quy tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau
3.3. Phát huy dân chủ XHCN ở VN hiện nay
3.3.1. Phát huy dân chủ XHCN ở VN hiện nay:
Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho xây dựng XHCN
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh với tư cách điều kiện tiên quyết để xây dựng nền dân chủ XHCN Việt Nam
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh với tư cách điều kiện để thực thi dân chủ XHCN.
Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - XH trong xây dựng nền dân chủ XHCN
Xây dựng và từng bước hoàn thiện các hệ thống giám sát, phản biện xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân
3.2.2, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.
Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm