Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Biện pháp cho trẻ khiếm thị - Coggle Diagram
Biện pháp cho trẻ khiếm thị
Điều chỉnh và sắp xếp môi trường phù hợp với tật thị giác
Chú ý đến nhu cầu đặc biệt về thị giác của trẻ để điều chỉnh môi trường lớp học hợp lý mà không bị tốn kém về chi phí
Môi trường lớp học cần được sắp xếp các góc hoạt động hợp lý, tạo điều kiện cho trẻ khiếm thị đi lại dễ dàng, không bị cản trở, GV sắp xếp chỗ ngồi của trẻ khiếm thị gần cô giáo
Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Thiết bị trợ giúp quang học
Kính viễn vọng
Kính mắt
Kính phóng đại
Công nghệ máy tính và máy in: Dùng để điều chỉnh kích cỡ tài liệu, độ tương phản và màu sắc
Kính lọc hoặc kính râm để kiểm soát ánh sáng chói
Thiết bị trợ giúp phi quang học
Bút gạch dòng: màu vàng chanh
Sách khổ lớn
Bút dạ: Dùng để vẽ đường nét đậm
Giấy có dòng kẻ đậm,...
Xây dựng bầu không khí tích cực ở trường học, giúp trẻ khiếm thị có tâm lí an toàn,
tự tin và thoải mái
Khen ngợi trẻ khiếm thị cũng cần được sử dụng giống như đối với các bạn khác trong lớp
Khuyến khích trẻ khiếm thị di chuyển trong lớp học
Giới thiệu về trẻ khiếm thị bình thường như cách GV làm với trẻ khác
Khi tiếp xúc với trẻ cô luôn luôn phải xưng tên của mình.
Sử dụng bình thường tự nhiên các từ như: “nhìn”, “xem”
Để cho trẻ tham gia các chủ đề liên quan đến thị lực và khiếm thị
Nâng cao khả năng độc lập của trẻ, để trẻ khiếm thị tự làm mọi việc
Tiếp cận giáo dục cá biệt dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân
Yêu cầu của giáo viên đối với trẻ không quá cao hay quá thấp so với khả năng của trẻ
Tạo điều kiện để trẻ vận dụng và tìm kiếm những phương thức học tập phù hợp với khả năng và ý đồ của trẻ. Tạo điều kiện để trẻ độc lập và chủ động thực hiện ý đồ của mình.
Tìm hiểu khả năng nhận thức của từng trẻ và đưa ra mục tiêu cá nhân. Đối với trẻ khiếm thị, trên cơ sở đánh giá khả năng cá nhân, GV điều chỉnh mục tiêu phù hợp.
Xây dựng kế hoạch học tập cho từng trẻ
Tận dụng tối đa các giác quan còn lại của trẻ khiếm thị
Xúc giác giúp trẻ tìm hiểu đặc tính của sự vật. Đối với trẻ mù xúc giác là công cụ để trẻ học chữ nổi Bralle.
Thính giác giúp trẻ khiếm thị định hướng trong không gian, âm thanh cũng giúp trẻ phản ánh thuộc tính của các vật.