Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kiểm tra đánh giá trong dạy học (xu hướng đổi mới (Chuyển từ chủ yếu đánh…
Kiểm tra đánh giá trong dạy học
hình thức đánh giá
đánh giá bằng điểm số lớp 4, 5
khái niệm: Là sử dụng những mức điểm khác nhau trên 1 thang điểm để chỉ ra mức độ kiến thức và kĩ năng mà học sinh thể hiện qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập
tác dụng
phản ánh trình độ học lực của học sinh
giúp học sinh định hướng học tố hơn
đánh giá nhận xét
tác dụng
HS điều chỉnh học tập qua lời nhận xét
HS phấn đấu học tập tốt hơn thông qua lời nhận xét
đưa ra kết quả học tập của HS trong quá trình học
khái niệm
GV đưa ra những phân tích hoặc những phán xét về học lực của HS bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ quan sát các hành vi hoặc sp của HS theo những tiêu chí cho trước
yêu cầu về nhận xét
nếu nội dung quan sát nhỏ hẹp GV phải thườn xuyên tham khảo các tiêu chí được xác lập để hình dung rõ trong đầu những tiêu chó cần đánh giá
xấy dựng bằng hướng dẫn đánh giá trong trường hợp nội dung quan sát hoăc kiểm tra rộng lownms , phức tập hoặc những bài tập lớn mà kết quả của nó sẽ được chính thức sử dụng để xếp loại Hs
quan sát và ghi nhận những biểu hiện của Hs qua các tiêu chí đã định
các thông tin nhận xét đầy đủ,tránh nhận xét sai lầm
công cụ đánh giá
bài kiểm tra nói hay còn gọi là bài phỏng vấn miệng
dùng để kiểm tra , đánh giá kết quả học tập hoặc nội dung học tập trong các môn học trong chương trình của từng lớp , nhấn mạnh và kĩ năng trình bày , giao tiếp của học sinh
quan sát
dùng để đánh giá kết quả học tập cúa học sinh nhất là khi cần những kĩ năng thực hành những thái độ
thực hành
dùng để kiểm tra kiến thức và kĩ năng của học sinh
Khái niệm
Kiểm tra : Là thuật ngữ chỉ hoạt động hoặc cách thức giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức , kĩ năng , thái độ của học sinh trong quá trình học tập , nhằm cung cấp dữ liệu , làm cơ sở cho đánh giá.
Đánh giá : Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ ra quá trình hình thành , những nhận định , rút ra những kết luận , phán đoán về trình độ , phẩm chất của người học hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học trên cơ sở tiếp thu những thông tin chọn lọc sau quá trình kiểm tra.
xu hướng đổi mới
Chuyển từ chủ yếu đánh giá đến kết quả học tập cuối môn học , khóa học nhằm mục đích xếp hạng , phân loại sang sử dụng các hình thức đánh giá thường xuyên , đánh giá định kỳ sau từng chủ đề , từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học .
Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức , kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học .
Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học , xem đánh giá như là một phương pháp dạy học
Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá
Mục đích
Đối với HS: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập làm cho HS hiểu rõ mục tiêu cụ thể của việc học tập. Giúp HS phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, phát huy tính tích cực trong học tập.
Đối với GV: Giúp họ dự đoán những điểm mạnh, yếu của HS nhằm giúp HS khắc phục những yếu kém. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập còn giúp GV giám sát quá trình tiến bộ của HS và xem xét sự tiến bộ đó có tương xứng với mục tiêu đề ra hay không. Ngoài ra, nó còn giúp GV có cơ sở cho điểm, xếp loại HS.
Đối với nhà quản lý: Giúp họ xác định tính hiệu quả của chương trình học tập; cung cấp thông tin phản hồi cho nhà quản lý và những người thiết kế chương trình. Khẳng định với xã hội về chất lượng hiệu quả giáo dục. Hỗ trợ việc đánh giá GV thông qua kết quả giảng dạy.
ý nghĩa
đánh giá có ý nghĩa công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của học sinh trong từng môn học và tập thể lớp, tạo cơ hội hội học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá , giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích , động viên học sinh học tập
là một hoạt động nhằm thu thập thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong học tập, trên cơ sở đó giáo viên có thể đánh giá được trình độ học tập của học sinh
hoạt động đánh giá nhằm làm sáng tỏ mức độ đạt được về các mục tiêu dạy học , tình trạng kiến thức , kĩ năng thái độ của học sinh đối chiếu với yêu cầu của chương trình, đồng thời xác đinh những nguyên nhân sai trái, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động hoạt động học
giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh , điểm yêu của mình, tự điều chỉnh và hoàn thiện hoạt
động học môn học cụ thể và không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng dạy học.v