Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC (VAI TRÒ Ý NGHĨA (nhằm thu thập thông tin…
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
KHÁI NIỆM
ĐÁNH GIÁ: Đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra.
KIỂM TRA: là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá.
HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ
ĐÁNH GIÁ BẰNG NHẬN XÉT( LỚP 1, 2, 3)
KHÁI NIỆM:
Đánh giá bằng nhận xét là giáo viên đưa ra những phân tích hoặc những phán đoán về học lực hoặc hạnh kiểm của người học bằng cách sử dụng các nhận xét được rút ra từ việc quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của học sinh theo những tiêu chí được cho trước.
YÊU CẦU ĐỂ CÓ NHẬN XÉT TỐT
Trong trường hợp nội dung quan sát nhỏ hẹp, giáo viên cần thường xuyên tham khảo các tiêu chí đã được xác lập để có thể hình dung rõ trong đầu các tiêu chí cần đánh giá
Xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá trong trường hợp nội dung quan sát hoặc kiểm tra rộng lớn và phức tạp, hoặc những bài tập lớn mà kết quả của nó sẽ được chính thức sử dụng để xếp loại học sinh
Quan sát và ghi nhận các biểu hiện hành vi của học sinh theo các tiêu chí đã định.
Thu thập thông tin đủ, phù hợp và tránh định kiến.
Trước khi bắt đầu đưa ra một nhận xét hay nhận định nào, cần xem xét:
Chứng cứ (biểu hiện) thu thập được có thích hợp không?
Chứng cứ (biểu hiện) thu thập được đã đủ cho việc đưa ra những nhận xét về người học chưa?
Đối với nhận xét dựa trên các tiêu chí học tập, phải xem xét xem những yếu tố nào khác ngoài
bài thực hành hay kiểm tra có thể ảnh hưởng đến kết quả thực hiện của học sinh.
Khi viết một nhận xét nào đó nên cố gắng phát biểu rõ ràng những lí do đưa ra nhận xét ấy.
TÁC DỤNG CỦA LỜI NHẬN XÉT ĐỐI VỚI HS
Động viên học sinh phấn đấu học tập thành công hơn
Hướng dẫn học sinh điều chỉnh việc học tập
ĐÁNH GIÁ BẰNG ĐIỂM SỐ (LỚP 4, 5)
KHÁI NIỆM
là sử dụng những mức điểm khác nhau trên một thang điểm để chỉ ra mức độ về kiến thức và kĩ năng mà học sinh đã thể hiện được qua một hoạt động hoặc sản phẩm học tập.
TÁC DỤNG
phản ánh trình độ, học lực, phẩm chất của HS
thúc đẩy hoc sinh học tốt hơn và thành công hơn
yêu cầu để diễn giải được ý nghĩa của điểm số
xác định mục đích của đánh giá :xác định kiến thức,kĩ năng,thái độ hay năng lực nào cần đánh giá
chuẩn bị kĩ các bài kiểm tra ở lớp để có một sản phẩm giá trị làm căn cứ cho điểm
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
Đề cao tính toàn diện trong việc kiểm tra đánh giá các môn học.
Đề cao tính sáng tạo trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh.
Đề cao tính tự lực trong việc kiểm tra đánh giá học sinh
Đề cao tính đa dạng, hệ thống trong việc kiểm tra đánh giá các môn học.
Đề cao vai trò động viên, khuyến khích của việc kiểm tra, đánh giá.
CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
Bài kiểm tra nói hay còn gọi là phỏng vấn miệng
dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập hoặc đối với nội dung học tập của các môn học trong chương trình của từng lớp, nhấn mạnh vào kĩ năng trình bày, giao tiếp của học sinh.
Các bài kiểm tra viết
dùng để kiểm tra, đánh giá những kiến thức, kĩ năng của học sinh.
bao gồm hai dạng chính
bài trắc nghiệm tự luận
dùng những câu hỏi mở để học sinh tự xây dựng câu trả lời cho nên còn được gọi là câu hỏi tự luận
ưu điểm là ngoài những kiến thức, kĩ năng của các môn học còn đánh giá được kĩ năng viết, trình bày, kĩ năng tư duy lô gích của học sinh ...
Nhược điểm; việc đánh giá các bài này phần nhiều còn mang tính chủ quan của giáo viên.
trắc nghiệm khách quan bao gồm các dạng câu hỏi:
Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu hỏi đúng sai
Câu hỏi ghép đôi
Câu hỏi điền khuyết
Quan sát:
dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh nhất là khi cần đánh giá các kĩ năng thực hành, những thái độ của học sinh.
VAI TRÒ Ý NGHĨA
nhằm thu thập thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS trong học tập.
làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng, kiến thức, kĩ năng , thái độ của hs đối vs yêu cầu của ct
phát hiện ra những nguyên nhân sai sót, giúp HS điều chỉnh hoạt động học
đánh giá có ý nghĩa công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập mỗi hs trong từng môn học và của tập thể lớp
tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp hs nhận ra sự tiến bộ của mình trong ht
giúp GV có cơ sở thực tế để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy học của mình