Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM (YÊU CẦU (Sử dụng đồ dùng…
PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
KHÁI NIỆM
La phương pháp dạy học trong đó sử dụng phương tiện trực quan, nhằm giúp học sinh trực tiếp cảm giác, tri giác, mới. Trên cơ sở đó nắm vững được bản chất của đối tượng kĩ thuật.
CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1-Chuẩn bị
Xác định phần nào của bài học cần trình bày trực quan ( căn cứ vào đặc điểm của từng bài) phương pháp dạy học trực quan thường được sử dụng ở hoạt động quan sát và nhận xét mẫu, hoạt động thao tác mẫu...
Chuẩn bị các phương tiện kĩ thuật (sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn tranh qui trình, mô hình, vật thật...)
Chuẩn bị các câu hỏi dẫn dắt khi trình bày trực quan
Bước 2- Bước tiến hành trình bày trực quan
Giới thiệu khái quát về vật thể trực quan (nêu tên gọi, công dụng, ý nghĩa...)
Giải thích mục đích quan sát và hướng dẫn trọng tâm quan sát, nhận xét và liệt kê các dấu hiệu quan sát được
Hướng dẫn thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, số sánh và khái quát hóa để rút ra những dấu hiệu chung bản chất
Bước 3- Tổng kết
Tổng kết sự phân tích để rút ra kết luận: về khái niệm kĩ thuật, mô tả từng bộ phận, sự lắp ghép liên kết giữa các bộ phận
Tổng kết các bước thực hiện từng thao tác , qui trình thực hiện các thao tác làm ra sản phẩm
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM
Ưu điểm
giúp hs nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức
phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của hs
nhược điểm
Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, gv cần tính toán kĩ để phù hợp với thời lượng đã quy định.
Nếu sử dụng đồ dùng trực quan không khéo sẽ làm phân tán chú ý của hs dẫn đến hs không lĩnh hội được những nội dung chính của bài học
Khi sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là khi quan sát tranh ảnh, các phim điện ảnh, phim video, nếu gv không định
hướng cho hs quan sát sẽ dễ dẫn đến tình trạng hs sa đà vào những chi tiết nhỏ lẻ, không quan trọng
MỤC ĐÍCH
Hình thành những khái niệm cơ bản bạn đầu về kĩ thuật
Giới thiệu cấu tạo, hình dáng , kích thước, màu sắc của sản phẩm kĩ thuật
Trực quan để dạy các các thao tác kĩ thuật và thực hiện các chức năng giáo dục khác*
YÊU CẦU
Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc đúng chỗ,không nên lạm dụng, đúng mức độ
Sử dụng đồ dùng trực quan sao cho phù hợp với mục đích nội dung bài học,phù hợp với nhận thức của học sinh
Trình bày đồ dùng trực quan theo thứ tự
Kết hợp đồ dùng trực qua với lời nói và pp khác
Ví dụ ( Bài 2: Gấp con ếch- Thủ công lớp 3) : Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét vật mẫu (con ếch gấp sẵn).
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (Nêu và phân tích quy trình)
Bước 3: Tổng kết lại quy trình
Bước 1: Gấp,cắt tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp tạo hai chân trước của con ếch.
Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
Bước 1: Chuẩn bị
Hình quy trình gấp con ếch bằng giấy.
Chuẩn bị câu hỏi để dẫn dắt
Con ếch gồm có mấy phần?
Đó là những phần nào?
Phần đầu của ếch ra sao?
Nhận xét về phần thân của con ếch?
Tờ giấy gấp con ếch có hình gì?
Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát