Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Một số hình thức dạy học trong dạy học KHTN ở tiểu học (Dạy học cá nhân…
Một số hình thức dạy học trong dạy học KHTN ở tiểu học
Dạy học cá nhân
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học khi giáo viên tổ chức cho các em học sinh làm việc độc lập hoặc hướng dẫn cho cá nhân
Tác dụng
Phát huy được tính tự lực, tự lập và khả năng tự học của học sinh
Giáo viên có thể bồi dưỡng thêm cho các em học sinh khá giỏi, giúp đỡ cho các em học sinh yếu kém
Lưu ý (đối với dạy học trên lớp)
Khi hướng dẫn cá nhân giáo viên cần nói nhỏ để không ảnh hưởng đến các em học sinh khác trong lớp
Thời gian dành cho hướng dẫn một cá nhân không nên kéo dài quá 5 phút
Thường phải có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học như phiếu học tập, tranh ảnh, mô hình, vật thật
Một số hình thức dạy học cá nhân
Làm các bài tậ trong sách bài tập các môn về tự nhiên và xã hội. Tiến hành thí nghiệm tự lực để tìm hiều hoặc đối chứng các hiện tượng
Làm trò chơi khoa học
Làm việc với phiếu học tập: Phiếu học, phiếu thực hành, phiếu kiểm tra, phiếu giao việc....
Tham gia vào môn học tự chọn
Thể hiện tài năng, sở trường (làm thơ, viết văn, kể chuyện, vẽ tranh...)
Các hoạt động độc lập khác (sưu tầm mẫu vật tranh ảnh...)
Giáo viêm giúp đỡ cá nhân
Dạy học cả lớp
Khái niệm
Dạy học cả lớp mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp học. Theo hình thức tổ chức dạy học này, hoạt động trong gườ học chủ yếu là giáo viên, học sinh làm ít và tiếp nhận thông tin một cách thụ động
Ưu điểm
Giáo viên dễ điều hành và quản lý lớp
Giáo viên dễ sử dụng các phương tiện dạy học hiện có để thực hiện dạy theo chương trình, hạn chế lệ thuộc môi trường xung quanh
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên truyền thu thông tin một cách hệ thống, logic
Trong một thời gian ngắn giáo viên có thể cung cấp nhiều kiến thức
Nhược điểm
Học sinh phải quan sát, tiếp thu phần lớn kiến thức gián tiếp qua tranh ảnh, ngôn ngữ, ít có điều kiện vận dụng thực hành
Học sinh ít có điều kiện làm việc với các phương tiện học tập cá nhân để suy nghĩ, phát huy khả năng bản thân
Giáo viên hoạt động nhiều, học sinh ít làm việc và nhận thức thụ động
Trải nghiệm và tham quan
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học ngoài trời giúp cho học sinh tìm hiểu những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình
Ưu điểm
Giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc với thực tiễn để nhận thức các ý thức tập thể và tinh thần tương trợ trong cộng đồng
Tạo ra hình thức vận động cơ thể, thay đổi môi trường, góp phần giáo dục thể chất cho học sinh
Tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội xung quanh vừa giúp các em vừa có biểu tượng sinh động cụ thể vừa bổ xung mở rộng nhận thức ra cả hoạt động bên ngoài nhà trường
Nhược điểm
Giáo viên tốn thời gian trong việc lên kế hoạch tổ chức, tìm địa điểm cũng như là ý nghĩa giáo dục của chuyến đi tham quan muốn hướng đến học sinh
Môi trường có thể tác động đến việc tham quan của học sinh
Giáo viên khó có thể quản lý tốt học sinh
Lưu ý
Dự kiến trước các tình huống bất lợi có thể xảy ra để có thể có kế hoạch khắc phục
Quy luật về kỷ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan
Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của học sinh thuận tiện
Phổ biến trước nhiệm vụ học tập của cả lớp
Cuối đợit giáo viên tóm tắt kết quả trải nghiệm
Dạy học theo nhóm
Khái niệm
Là hình thức tổ chức dạy học khi giáo viên điều khiển và hướng dẫn các hoạt động học tập theo các tổ, nhóm học sinh
Tác dụng
Hầu như được áp dụng trong mọi bài học về môn tự nhiên
Tạo cơ hội cho học sinh được tham gia một cách tích cực hơn các hoạt động học tập để hình thành kỹ năng hợp tác
Hình thành ở học sinh tinh thần tự giác, tính tự quản lý, ý thức trách nhiệm với công việc được giao
Giúp cho các em học sinh nhút nhát có thể hòa nhập với các em học sinh mạnh dạn và có thể trở nên tự tin hơn
Giúp giáo viên có thể thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực
Chuyển từ cách dạy học tập trung vào giáo viên ( toàn lớp ) sang cách dạy tập trung vào học sinh
Chuyển từ việc giáo viên phải trực tiếp giảng giải, thuyết trình, biểu diễn thí nghiệm... sang việc giáo viên chỉ hướng dẫn trợ giúp các em học sinh khi cần thiết
Từ việc giáo viên phải là người bao quát, quản lý học sinh sang cách học mà các em học sinh tự quản lí lẫn nhau
Từ việc cả lớp học sinh cùng làm việc sang hướng từng nhóm, thậm chí từng học sinh làm việc
Cách chia nhóm
Gọi số
Dùng biểu tượng
Dùng màu sắc
Theo bàn
Lưu ý
Nên tích cực chia học sinh thành các nhóm nhỏ để tạp điều kiện cho từng các nhân học sinh tham gia một cách tích cực vào các hoạt động học tập
Cần thường xuyên thay đổi cách chia nhóm để các em học sinh có điều kiện học tập , giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm với nhiều hoc sinh khác nhau trong lớp
Cần phân công công việc rõ ràng để các nhóm thậm chí từng thành viên trong các nhóm nắm vững nhiệm vụ học tập của mình để thực hiện chúng một cách hiệu quả
Cần thay đổi thường xuyên cách phân công nhóm trưởng, thư kí để mọi em học sinh đều có cơ hội bình đẳn g trong việc điều khiển và quản lý các hoạt động nhóm