Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tuần 9 -KHTN (Dạy học tích hợp (Quy trình xây dựng bài học tích hợp (Bước…
Tuần 9 -KHTN
Dạy học tích hợp
Khái niệm
Dạy học tích hợp là tổ chức hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống
Nhược điểm
Nhiều học sinh chưa có thói quen về tư duy phản biện nên khi được chuyển giao nhiệm vụ học tập thường làm việc hình thức, không phát huy được khả năng hợp tác trong nhóm.
Tâm lí giáo viên với sức ép liên môn vừa phải giảng dạy cho các em dễ tiếp thu mà vừa giúp các em ứng dụng được vào thực tiễn không rời xa lí thuyết
-
Ưu điểm
Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học thú vị vì hoạt động nhẹ nhàng, nội dung học gần gũi với kinh nghiệm sống của bản thân
Tạo điều kiện hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách hài hòa ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Tránh những kiến thức, kĩ năng trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng tâm và nội dung ít quan trọng; các kiến thức hình thành trong bài học gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh
Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học có ý nghĩa vì họ giải quyết được một tình huống, một vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, từ đó có điều kiện hình thành và phát triển kĩ năng kiến thức liên quan
-
Ý nghĩa
Nhờ tích hợp chúng ta có thêm nhiều thuận lợi để tiến hành giáo dục học sinh về các mặt: đạo đức, lao động, thẩm mỹ, thể chất…
Nhờ tích hợp mà cùng một sự kiện, một vấn đề, một nội dung…học sinh có thể tiếp thu một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn, cũng như thấy được các mối liên hệ có tính bản chất hơn…
Nhờ tích hợp mà chúng ta có điều kiện giảm bớt số lượng môn học bắt buộc, giảm bớt số lượng tiết học, nhằm dành thời gian cho các hoạt động học tập, giáo dục khác; tăng khả năng thực hành, rèn luyện các kỹ năng cần thiết…
Ví dụ
Tích hợp " Giáo dục môi trường" vào Chủ đề "Xã hội": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình thành cho học sinh thái độ tôn trọng, lòng thương yêu và có trách nhiệm giữ gìn môi trường sạch đẹp trong cộng đồng...
- Bài 25: Một số hoạt động ở trường ( Lớp 3)
+Nội dung bài này nhằm giúp cho học sinh biết được một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học; biết được lợi ích của các hoạt động trên và qua đó có ý thức tham gia các hoạt động ở trường phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình…
+Sau khi GV kết luận (theo SGV) về các hoạt động chủ yếu trong nhà trường…GV đưa ra câu hỏi để tích hợp GDMT cho các em như sau:
"Các em cần phải làm gì để ngôi trường chúng ta luôn sạch, đẹp?" (gợi ý: Phải thường xuyên dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây ở sân trường…)
+Như vậy, qua câu hỏi trên sẽ giúp cho các em có ý thức rằng: để đảm bảo được sức khỏe, nhằm thực hiện các hoạt động trong nhà trường như: vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao… thì các em cần phải giữ gìn sân trường sạch sẽ, thoáng mát. Đây là một trong những yếu tố nhằm góp phần giáo dục cho các em có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường…
Dạy học kiến tạo
Khái niệm
Người học tạo nên kiến thức của bản thân bằng cách điều khiển những ý tưởng và cách tiếp cận dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm đã có , áp dụng chúng vào những tình huống mới hợp thành tổng thể thống nhất giữa những kiến thức mới thu nhận được vơí những kiên thức đang tồn tại trong trí óc
Quy trình
bước 1 : ôn tập , tái hiện
-
bước 3 :Tập hợp các ý tưởng của HS ; so sánh các ý tưởng đó và đề xuất một ý tưởng chung của
cả lớp (hoặc cả nhóm).
-
-
bước 6: HS phân tích kết quả, trình bày cho nhóm hoặc cả lớp.
-
Ưu điểm
Tăng cường việc dạy học hợp tác, dạy học khám phá - phát hiện, trao đổi - thảo luận trong nhóm nhỏ
Bồi dưỡng, khuyến khích HS tự học, tự khám phá - phát hiện và giải quyết vấn đề
-
Giúp học sinh được trải nghiệm tiếp cận vấn đề , huy động nguồn tri thức , kinh nghiệm sử dụng nguồn tri thức 1 cách hữu ích
Học sinh được phát triển kĩ năng giao tiếp , kĩ năng tìm hiểu và chia sẻ thông tin , kĩ năng hợp tác nhóm
Nhược điểm
Quan điểm cực đoan trong lí thuyết kiến tạo phủ nhận sự tồn
tại của tri thức khách quan là không thuyết phục
-
-
-