Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC (Kĩ thuật động não (Ưu điểm (Dễ thực hiện, Tạo…
KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Kĩ thuật khăn trải bàn
Cách tiến hành
Trên tờ giấy A0 chia thành các phần chính giữa và các phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi HS ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần giấy xung quanh
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ câu trả lời, câu hỏi theo từng nhiệm vụ theo cách hỏi của riêng mình và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0
Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0
Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, HS thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0
Ưu điểm
Kích thích , thúc đẩy sự tham gia tích cực cảu HS trong giờ học
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cá nhân của HS
Phát triểu sự tương tác giữa HS với HS
Khái niệm
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt đọng cá nhân và hoạt động nhóm
Nhược điểm
Một số HS rụt rè không tự tin đưa ra ý kiến của mình
Làm việc nhóm nên rất dễ gây mất trật tự trong lớp
Có thể xảy ra xích mích giữa HS và hS khi thảo luận vấn đề
Kĩ thuật chia nhóm
Ưu điểm
Tất cả HS đều đượv tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến
Học tập theo nhóm tạo cơ hội cho HS được diễn đạt ngôn ngữ của bản thân phát triển tư duy
Các em chủ động tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến nên sẽ hiểu và ghi nhớ kiến thức lâu hơn
Phát triển kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm cho các em
Giúp HS mạnh dạn, tự tin hơn khi làm việc theo nhóm
Một số lưu ý
Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng
Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
Đúng lúc, đúng chỗ
Phù hợp với trình độ học sinh
Kích thích suy nghĩ của học sinh
Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp
Cách tiến hành
B2 : Giao nhiệm vụ
B3 : Tổ chức hoạt động nhóm
B1 : Chia nhóm
B4 : Báo cáo kết quả hoạt động nhóm
B5 : Nhận xét , đánh giá, kết luận
Nhược điểm
Có thể gây ồn ào lớp học, GV khó kiểm soát hoạt động của cả lớp
Một số HS có thể không tự giác, hợp tác với các bạn trong nhóm
Khái niệm
Chia nhóm là kĩ thuật dạy học tích cực trong đó GV tổ chức cho HS thành nhiều nhóm nhỏ và hướng dẫn mỗi nhóm cùng hợp tác, trao đổi ý kiến nhằm giải quyết các nhiệm vụ dạy học
Kĩ thuật các mảnh ghép
Khái niệm
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm
Ưu điểm
Kích thích sự tham gia tích cực của HS
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ( có nhiều chủ đề )
Cách tiến hành
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép
Kĩ thuật động não
Ứng dụng
Tìm các phương án giải quyết vấn đề
Thu nhập các khả năng lựa chọn và ý nghĩa khác nhau
Dùng trong giai đoạn nhập để vào một chủ đề
Các bước tiến hành
2: Các thành viên đưa ra ý kiến của ,ình: trong khi thu nhập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến nối tiếp nhau
Kết thúc việc đưa ra ý kiến
1 : Người điều phói dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề
Đánh giá
Ưu điểm
Dễ thực hiện
Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
Không tốn kém
Huy động được nhiều ý kiến
Sử dụng hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể
Quy tắc của động não
Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày
Khuyến khích sô lượng các ý tưởng
Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên
Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng
Nhược điểm
Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp
Có thể một số học sinh quá tích cực, số khác quá thụ động
Có thể đi lạc đề, lan man
Khái niệm
Là một kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng
Kĩ thuật bản đồ tư duy
khái niệm
là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng . Nhờ sự kết nối giữa các nhánh , ý tưởng được liên kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng
dụng cụ
bảng lớn , giấy khổ lớn , nhiều bút hoặc sủ dụng các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy
lưu ý
gv cần để học sinh tự lựa chọn sơ đồ mà các em thích
gv cần đưa câu hỏi gợi ý để thành viên nhóm lập sơ đồ
khuyến khích học sinh sử dụng biểu tượng ,kí hiệu ,hình ảnh và văn bản tóm tắt
ưu điểm
Khi vẽ sơ đồ tư duy, học sinh học được quá trình tổ chức thông tin, ý tưởng cũng như giải thích được thông tin và kết nối thông tin với cách hiểu biết của mình.
Phù hợp tâm lý học sinh, đơn giản, dễ hiểu.
Rất thích hợp cho các nội dung ôn tập, liên kết lý thuyết với thực tế.
nhược điểm
Các sơ đồ giấy thường khó lưu trữ, thay đổi, chỉnh sửa, tốn kém chi phí.
Sơ đồ do học sinh tự xây dựng sẽ giúp học sinh nhớ bài tốt hơn là sơ đồ do giáo viên xây dựng, sau đó giảng giải cho học sinh
Kĩ thuật bể cá
Thực hiện
Một nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận chủ đề của giáo viên đưa ra, các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận
Ưu điềm
Vừa giải quyết được vấn đề ,vừa phát triển kĩ năng quan sát và giao tiếp của người học
Dụng cụ
Giấy bút cho các thành viên
Nhược điểm
Cần có không gian tương đối rộng, nhóm trung tâm khi thảo luân cần có thiết bị âm thanh hoặc cần phải nói to
Các thành viên quan sát có xu hướng không tập trung vào chủ đề thảo luận
Khái niệm
Kĩ thuật bể cá là một kĩ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm thành viên ngồi giữa phòng và thảo luận với nhau, còn những thành viên khác ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận ở đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những thành viên đang thảo luận
Lưu ý
Bảng câu hỏi cho những người quan sát?: Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
-Họ có nói một cách dễ hiểu không
-Học có để những người khác nói hay không?
-Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
-Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
-Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
Kĩ thuật ổ bi
Khái niệm
Dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.
Cách thực hiện
Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;
Kĩ thuật tia chớp
Khái niệm
Là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện
Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị;
Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
Kĩ thuật XYZ
Khái niệm
Kĩ thuật "XYZ" là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
Ví dụ lĩ thuật 635:
Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;
Con số X-Y-Z có thể thay đổi
Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến
Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;
Kĩ thuật KWL
Khái niệm
là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L
Mục đích
Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc
Đặt ra mục tiêu cho hoạt động đọc
Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em
Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em
Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc.
Kĩ thuật Kipling
Khái niệm
Kĩ thuật này thường được dùng cho các trường hợp khi cần có thêm ý tưởng mới, hoặc xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, chọn lựa ý tưởng để phát triển.
Dụng cụ
Giấy bút cho người tham gia.
Thực hiện
Các câu hỏi được đưa ra theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo một trật tự định ngầm trước, với các từ khóa: Cái gì, Ở đâu, Khi nào, Thế nào, Tại sao, Ai.
Lưu ý
Các câu hỏi cần bám sát vào hệ thống từ khóa 5W1H (What, where, when, who, why, how).
Các câu hỏi cần ngắn gọn, đi thẳng vào chủ đề.
Ưu điểm
Nhanh chóng, không mất thời gian, mang tính logic cao.
Có thể áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau.
Có thể áp dụng cho cá nhân.
Hạn chế
Ít có sự phối hợp của các thành viên.
Dễ dẫn đến tình trạng "9 người 10 ý"
Dễ dẫn đến tình trạng "9 người 10 ý"
Kĩ Thuật thẻ bậc thang
Khái niệm
Kĩ thuật thẻ bậc thang là kĩ thuật dạy học tích cực mà ở đó Khái niệm học sinh sẽ xác định được thứ tự ưu tiên của ý tưởng học tập và phát triển kĩ năng hợp tác,tư duy phê phán , ra quyết định
Vai trò
Kĩ thuật này giúp HS xác định theo thứ tự ưu tiên những ý tưởng hoặc những thông tin về vấn đề học tập (hoặc các vấn đề khác)
Tạo cơ hội để HS thảo luận cho những lựa chọn theo thứ tự ưu tiên mình xác định
Lưu ý
Phải xác định rõ số thẻ phù hợp với số học sinh trong nhóm số lượng thẻ và thành viên trong các nhóm là như nhau
Xác định thời gian phù hợp để học sinh hoạt động
Ưu điểm
Phát triển các kĩ năng tư duy, thảo luận, phân tích và đặt câu hỏi cho HS
Phát triển khả năng làm việc nhóm
Nhiệm vụ được giao theo nhóm nên tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm việc
, Nhược điểm
GV không tổ chức hợp lí có thể sẽ gây mất thời gian
HS thảo luận có thể có nhiều ý kiến dẫn đến tranh cãi
HS chưa biết cách để đưa ra các câu hỏi trọng tâm dành cho các nhóm.
Cách tiến hành
Học sinh mỗi nhóm được nhận một số thẻ.
Học sinh xếp các thẻ theo thứ tự quan trọng giảm dần hoặc tăng dần theo hình bậc thang.
Mỗi nhóm có quyền đặt tổng số 5 câu hỏi cho tất cả các nhóm khác trong lớp về sự khác nhau giữa nhóm mình và các nhóm khác
Học sinh các nhóm so sánh sự khác nhau giữa các nhóm