Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp dạy học Làm tiêu bản và dạy học dựa vào vấn đề của KHTN ở TH…
Phương pháp dạy học Làm tiêu bản và dạy học dựa vào vấn đề của KHTN ở TH
Phương pháp dạy học làm tiêu bản
Tác dụng
HS dễ quan sát mẫu vật
HS có thể quan sát một cách rõ ràng nhất đặc điểm cấu tạo của mẫu vật như các bộ phận trên mẫu vật: gân lá, rễ, chân, cánh, lông,....
HS có cơ hội thực hành trên mẫu vật thật, phát triển tư duy, tinh thần tự giác của HS.
Phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong học tập
Là phương pháp sử dụng các mẫu vật còn bảo tồn nguyên dạng dùng để nghiên cứu các đặc tính của loài đó.Đó có thể là mẫu vật của TV-ĐV
Ưu điểm:
Kích thích tính hứng thú học tập cho HS
Giúp các em biết cách giữ, bảo quản thực vật, động vật khô, côn trùng,...
Rèn luyện tính khéo léo, tính cẩn thận, kiên trì của HS
Nhược điểm
Tốn thời gian
Khó sưu tầm được một số loại thực vật, động vật, công trùng,...
HS còn lúng túng, làm sai quy trình
Một số lưu ý
GV cần xác định khi nào sẽ sử dụng phương pháp tiêu bản vào dạy học, từ đó giao nhiệm vụ ngay cho HS để HS có thời gian chuẩn bị tiêu bản.
Trong quá trình làm tiêu bản cần hết sức tỉ mỉ, khéo léo, cẩn thận, kiên trì, không nóng vội,..
Căn cứ vào nội dung chủ đề bài học để lựa chọn tiêu bản phù hợp
Cần nắm được cách làm tiêu bản từng loại( thực vật, côn trùng,..), làm đúng, cẩn thận, để tiêu bản được nguyên vẹn không bị đứt hoặc gãy một số bộ phận như cánh, đuôi, chân,.. của các loại côn trùng, hay gãy nhị, cánh hoa, nhụy, lá,... của cây, hoa.
Khi tiêu bản hoàn thành cần bảo quản hợp lí, đúng cách và có thể phân loại theo từng nhóm.
Sau khi hoàn thành tiêu bản dán lên tập san, trưng bày,.. chú ý cần ghi đúng và đầy đủ các bộ phận của tiêu bản để dễ dàng nhận biết.
Cách tiến hành:
Bước 2: Ép và phơi sấy
Phơi mẫu vật ở nơi nhiều nắng, khô ráo, thoáng đãng.
Sấy khô, không làm thay đổi hình dạng mẫu vật
Bước 3: Đính mẫu lên giấy bóng kính, giấy ép giữ
Bước 1: chuẩn bị mẫu vật
Vật mẫu phải thể hiện rõ nội dung bài học
Vật mẫu phải là vật thật
Vật mẫu là vật lành, không sâu bệnh, hình dạng rõ ràng
Bước 4: Bảo quản
Ví dụ minh họa: Tìm hiểu Tự nhiên lớp 3- Bài 45: Tìm hiểu Lá cây
Bước 2: Ép và phơi sấy
: Yêu cầu HS chuẩn bị 1 khung ép bằng gỗ hoặc tre, có nhiều lỗ thoáng để hơi nước bốc đi dễ dàng.
Đặt khung ép lên chỗ phẳng, trên đó có để một vài tờ giấy báo hoặc giấy bản( để hút nước các mẫu vật)
Đặt mẫu vật vào một tờ giấy khác( gấp đôi, đặt sửa lại cho ngay ngắn mẫu cây vào một tờ giấy khác, cố gắng giữ nguyên hình dáng tự nhiên của cây, không để các bộ phận của cây chống, đè lên nhau.
Bước 3: Đính mẫu cây trên giấy:
Khi mẫu cây đã khô kiệt, đính mẫu cây lên giấy cứng hoặc ép plastic. Nhãn dán vào phía bên phải dưới giấy có ghi: tên cây, bộ phận dùng, công dụng, nơi hái, ngày hái và người hái.
Bước 1: Lấy mẫu tiêu bản:
Yêu cầu HS chuẩn bị đầy đủ các bộ phận như: rễ, thân, lá, hoa, quả,...hoặc một cành có đủ lá, hoa quả.
Lưu ý
: Mẫu vật khô ráo, không bị sâu đục, rách hay héo.
Bước 4: Bảo quản
: Do mẫu cây khô tự nhiên nên dễ bị mốc, mọt, nên HS muốn tránh điều này thì HS nên để mẫu vật trong hòm kín, khô, bên dưới đáy dể vôi hoặc hạt hút ẩm để giữ môi trường bảo quản luôn khô ráo.
Điểm nhấn:
HS được làm, quan sát mẫu vật , qua đó tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo của đối tượng học
Phương pháp dạy học dựa vào vấn đề
Định nghĩa:
Tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận mà có thể định nghĩa phương pháp dạy học dựa trên vấn đề theo các cách sau đây:
Dạy học dựa trên vấn đề là hoạt động học tập trong bối cảnh thực tiễn nhằm cung cấp kỹ năng giải quyết vấn đề, tăng cường năng lực tự học và khả năng làm việc nhóm.
Dạy học dựa trên vấn đề là phương pháp học tập trong đó các vấn đề có liên quan đến thực tiễn được lựa chọn cẩn thận và được sử dụng làm nền tảng cho chương trình học.
Dạy học dựa trên vấn đề là một cách tiếp cận tổng thể trong giáo dục, ở góc độ chương trình học lẫn quá trình học: chương trình học bao gồm những vấn đề được lựa chọn và thiết kế cẩn thận nhằm giúp người học tiếp nhận tri thức một cách có phê phán, tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự học và kỹ năng làm việc nhóm; quá trình học có tính hệ thống như quá trình giải quyết vấn đề hoặc thử thách có thể gặp trong đời sống.
Dạy học dựa trên vấn đề là phương pháp dạy học nhằm giúp người học tiếp nhận tri thức và kỹ năng thông qua một quá trình học-hỏi được thiết kế dựa trên những câu hỏi, những vấn đề, và những nhiệm vụ thực tiễn được xây dựng cẩn thận.
Mục tiêu:
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề hướng đến các mục tiêu tổng quát sau:
Về nhận thức: giúp người học có cơ hội nắm chắc kiến thức theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều này có được là do trong quá trình tìm hiểu và giải quyết vấn đề, người học hoàn toàn chủ động trong việc xác định những nội dung có liên quan để nghiên cứu, tìm hiểu, và vận dụng.
Về kỹ năng: giúp người học phát triển năng lực đọc tài liệu, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng xã hội như: làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận, thương lượng, … Những kỹ năng này được hình thành trong quá trình người học nghiên cứu, vận dụng tài liệu, làm việc cùng với nhóm để giải quyết vấn đề và sau đó là trình bày kết quả trước tập thể lớp.
Về thái độ: giúp người học cảm thấy gắn bó và yêu thích môn học và sự học, thấy được những giá trị của hoạt động nhóm đối với bản thân. Sự thay đổi về thái độ như vậy sẽ diễn ra từng bước theo quá trình phát triển của phương pháp dạy học nếu được tổ chức có hiệu quả.
Đặc điểm:
.
2. Người học tự tìm tòi để xác định những nguồn thông tin giúp giải quyết vấn đề:
Trên cơ sở vấn đề được nêu ra, chính người học phải chủ động tìm kiếm thông tin thích hợp để giải quyết vấn đề. Thông tin có thể ở nhiều dạng và từ nhiều nguồn khác nhau (sách, báo, phim, ảnh, từ internet…). Nói cách khác, chính người học gần như phải tự trang bị cho mình phần “lý thuyết” nhằm có đủ kiến thức để tiếp cận và giải quyết vấn đề.
3 .Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi:
Mặc dù phương pháp có thể được áp dụng cho riêng từng người học, trong đa số các ứng dụng người ta thường kết hợp với hoạt động nhóm. Thông qua thảo luận ở nhóm nhỏ, người học chia sẻ nguồn thông tin và cùng nhau hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề, kiểm tra giả thuyết và đi đến kết luận.Nhờ hoạt động nhóm, người học được rèn luyện thêm các kỹ năng cần thiết khác ngoài mục đích lĩnh hội kiến thức.
1. Vấn đề là bối cảnh trung tâm của hoạt động dạy và học:
Có thể nói rằng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề đảo lộn thứ tự của hoạt động dạy và học nếu so với các phương pháp truyền thống ở đó thông tin được giảng viên (GV) trình bày từ thấp đến cao theo một trình tự nhất định, và người học sẽ chỉ được tiếp cận với một vấn đề cần được lý giải (nếu có) một khi họ đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết. Trong phương pháp DHDTVĐ, người học được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài giảng. Vấn đề có thể là một hiện tượng của tự nhiên hoặc là một sự kiện/tình huống đã, đang hoặc có thể sẽ diễn ra trong thực tế và chứa đựng những điều cần được lý giải.
.
4. Vai trò của giáo viên mang tính hỗ trợ:
Giáo viên đóng vai trò định hướng (chỉ ra những điều cần được lý giải của vấn đề), trợ giúp (chỉ ra nguồn thông tin, giải đáp thắc mắc,…), đánh giá (kiểm tra các giả thuyết và kết luận của người học), hệ thống hóa kiến thức, khái quát hóa các kết luận.
Phân loại vấn đề:
Vấn đề dùng trong dạy học có thể được phân thành năm dạng, từ đơn giản đến phức tạp như sau
Dạng I:
Vấn đề được giáo viên và người học (NH) biết cả về nội dung, phương pháp và giải pháp. Dạng này được dùng để kiểm tra những điều người học đã được học hoặc đã được làm quen.
Ví dụ:
Hãy tìm nghiệm của phương trình: 3x2 – 8x + 5 = 0
Dạng II:
Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội dung. Về phương pháp và giải pháp, giáo viên nắm rõ còn người học thì chưa biết và họ cần phải đưa ra quan điểm riêng.
Ví dụ:
Hãy đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế hao phí điện năng trong phạm vi của một cơ quan, xí nghiệp.
Dạng IV
: Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội dung. Về phương pháp và giải pháp, cả giáo viên lẫn người học đều chưa biết.
Ví dụ:
Làm thế nào để một trái bóng đá có thể chìm trong nước?
Dạng III:
Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội dung. Về phương pháp và giải pháp, giáo viên có thể biết đầy đủ hoặc một phần, còn người học thì chưa biết và họ cần phải đưa ra quan điểm riêng.
Ví dụ:
Hãy xây dựng các phương trình toán bao hàm ba con số: 2, 3, 5.
Dạng V:
Giáo viên và người học đều chưa biết nội dung của vấn đề cũng như phương pháp và giải pháp tiến hành.
Ví dụ
: Hãy đưa ra ba vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của Quốc gia và cách thức giải quyết các vấn đề đó.
Ưu điểm:
Phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập: Vì phương pháp dạy học dựa trên vấn đề dựa trên cơ sở tâm lý là kích thích hoạt động nhận thức bởi sự tò mò và ham hiểu biết cho nên thái độ học tập của người học mang nhiều yếu tố tích cực. Năng lực tư duy của người học một khi được khơi dậy sẽ giúp họ cảm thấy thích thú và trở nên tự giác hơn trên con đường tìm kiếm tri thức.
Người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết: Thông qua hoạt động tìm kiếm thông tin và lý giải vấn đề của cá nhân và tập thể, người học được rèn luyện thói quen/kỹ năng đọc tài liệu, phương pháp tư duy khoa học, tranh luận khoa học, làm việc tập thể… Đây là những kỹ năng rất quan trọng cho người học đối với công việc sau này của họ.
Người học được sớm tiếp cận những vấn đề thực tiễn: Giáo dục đại học thường bị phê phán là xa rời thực tiễn. Phương pháp này có thể giúp người học tiếp cận sớm với những vấn đề đang diễn ra trong thực tế có liên quan chặt chẽ với chuyên ngành đang học; đồng thời họ cũng được trang bị những kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề đó.
Bài học được tiếp thu vừa rộng vừa sâu, được lưu giữ lâu trong trí nhớ người học: Do được chủ động tìm kiếm kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, người học có thể nắm bắt bài học một cách sâu sắc và vì vậy họ nhớ bài rất lâu so với trường hợp tiếp nhận thông tin một cách thụ động thông qua nghe giảng thuần túy.
Đòi hỏi giáo viên không ngừng vươn lên: Việc điều chỉnh vai trò của giáo viên từ vị trí trung tâm sang hỗ trợ cho hoạt động học tập đòi hỏi nhiều nổ lực từ phía giáo viên. Đồng thời theo phương pháp này, giáo viên cần tìm tòi, xây dựng những vấn đề vừa lý thú vừa phù hợp với môn học và thời gian cho phép; biết cách xử lý khéo léo những tình huống diễn ra trong thảo luận… Có thể nói rằng phương pháp dạy học dựa trên vấn đề tạo môi trường giúp giáo viên không ngừng tự nâng cao trình độ và các kỹ năng sư phạm tích cực.
Nhược điểm:
Khó vận dụng ở những môn học có tính trừu tượng cao: Phương pháp này không cho kết quả như nhau đối với tất cả các môn học, mặc dù nó có thể được áp dụng một cách rộng rãi. Thực tế cho thấy những môn học gắn bó càng nhiều với thực tiễn thì càng dễ xây dựng vấn đề, và vì vậy khả năng ứng dụng của phương pháp càng cao.
Khó vận dụng cho lớp đông: Lớp càng đông thì càng có nhiều nhóm nhỏ vì vậy việc tổ chức, quản lý sẽ càng phức tạp. Một GV rất khó theo dõi và hướng dẫn thảo luận cho cả chục nhóm người học. Trong trường hợp này, vai trò trợ giảng sẽ rất cần thiết.
**Chu trình dạy học
:
4 giai đoạn
Giai đoạn 2
(có hoặc không sự trợ giúp của trợ giảng) nhằm phân tích chủ đề, đưa ra các câu hỏi và giả thiết đầu tiên, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên nhóm
Giai đoạn 3
:Tiếp theo đó các thành viên làm việc độc lập theo nhiệm vụ đã được phân chia
Giai đoạn 1
(Giới thiệu chủ đề, chuẩn bị các hoạt động và nguồn lực cần thiết), học viên bắt đầu nhóm họp theo các nhóm nhỏ
Giai đoạn 4:
Kết thúc giai đoạn 3, từng cá nhân sẽ giới thiệu thành quả làm việc trong nhóm. Cuối cùng mỗi cá nhân tự viết một bản báo cáo
Tác động tích cực của phương pháp dạy học dựa trên vấn đề:
Học sinh có thể thu được những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất
Có thể bao phủ được trên một diện rộng các trường hợp và các bối cảnh thường gặp
Tính chủ động, tinh thần tự giác của người học được nâng cao
Động cơ học tập và tinh thần trách nhiệm của học viên được nâng cao
Việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề ngày càng được bảo đảm
Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này với cơ hội thành công cao đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một loạt những chuyển đổi sau:
Chuyển đổi các hoạt động của người học từ tính thụ động sang tính tích cực, chủ động
Chuyển đổi các hoạt động của người dạy (người dạy có vai trò khơi dậy các vấn đề và hướng dẫn người học)
Chuyển đổi mối quan hệ giữa vai trò của người học và người dạy
Chuyển đổi hệ thống đánh giá người học
Coi trọng thời gian tự học của người học như thời gian học trên lớp
Điểm nhấn:
Lấy người học làm trung tâm của hoạt động dạy-học, người học luôn trong tư thế tích cực và chủ động trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
Khái niệm