Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp dạy học Dự án trong KHXK ở Tiểu học (một số điểm cần lưu ý…
Phương pháp dạy học Dự án trong KHXK ở Tiểu học
ưu điểm
· Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;
· Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
· Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
· Phát triển khả năng sáng tạo;
· Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;
· Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
· Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
· Phát triển năng lực đánh giá.
định nghĩa
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
đặc trưng
· Người học là trung tâm của quá trình dạy học
· Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn
· Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình
· Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
· Dự án có tính liên hệ với thực tế.
· Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm và quá trình thực hiện
· Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học
· Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án
nhược điểm
· DHDA không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính trừu tượng, hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản; :
· DHTDA đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy DHDA không thay thế cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các PPDH truyền thống. :
· DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp. : :
một số điểm cần lưu ý
Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS. :
HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
phải có sự hơp tác giữa các thành viên trong nhóm
Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính xác, chặt chẽ và hệ thống
quy trình thực hiện
bước 1 : chuẩn bị
· Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: xuất phát từ nội dung học và mục tiêu cần đạt được.
· Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học, ai cần, ý tưởng và tên dự án.
· Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh: làm thế nào để học sinh thực hiện xong thì bộ câu hỏi được giải quyết và các mục tiêu đồng thời cũng đạt được.
· Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều kiện thực hiện dự án trong thực tế. :
Công việc của HS:
· Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá
· Làm việc nhóm để xây dựng dự án
· Xây dựng kế hoạch dự án: xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
· Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự án.
bước 2 : tiến hành
· Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án
· Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh.
· Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự án.
Công việc của HS:
· Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo đúng kế hoạch
· Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.
· Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.
· Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.
· Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác qua các buổi thảo luận
bước 3: tổng hợp
· Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn cuối dự án
· Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm HS.
Công việc của HS:
· Hoàn tất sản phẩm của nhóm.
· Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm
bước 4 :
· Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.
· Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
Công việc của HS:
· Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
· Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm.
· Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra.
ví dụ
bài 33: tự nhiên xã hội lớp 3: An toàn khi đi xe đạp
Điểm nhấn: Lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy-học, học sinh được thực hiện các hoạt động một cách tích cực và chủ động.