Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KTDH MẢNH GHÉP VÀ KTDH LƯỢC ĐỒ DÒNG THỜI GIAN (KTDH LƯỢC ĐỒ DÒNG TG (CÁCH…
KTDH MẢNH GHÉP VÀ KTDH LƯỢC ĐỒ DÒNG THỜI GIAN
KTDH MẢNH GHÉP
KHÁI NIỆM
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).
CÁCH TIẾN HÀNH
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia
Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người [số nhóm được chia = số chủ đề x n (n = 1,2,…)]
Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
VÒNG 2: Nhóm các mảnh ghép
Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 – 2 người từ nhóm 1, 1 – 2 người từ nhóm 2, 1 – 2 người từ nhóm 3…)
Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
LƯU Ý
Đảm bảo ở bước thảo luận đầu tiên, mọi thành viên đều có khả năng trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước khi tiến hành tách nhóm.
Các chủ đề thảo luận cần được chọn lọc kỹ lưỡng, có tính độc lập với nhau.
Phiếu học tập mỗi chủ đề nên sử dụng trên giấy cùng màu có đánh số 1,2,…,n (nếu không có giấy màu có thể đánh thêm kí tự A, B, C, ... . Ví dụ A1, A2, ... An, B1, B2, ..., Bn, C1, C2, ..., Cn).
Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh làm cho học sinh ghép nhầm nhóm.
ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
ƯU ĐIỂM
Đào sâu kiến thức trong từng lĩnh vực.
Phát huy hiểu biết của học sinh và giải quyết những hiểu sai.
Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm.
Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân.
NHƯỢC ĐIỂM
Nếu số lượng thành viên không được tính toán kỹ sẽ dẫn đến tình trạng nhóm thừa, nhóm thiếu.
Kết quả thảo luận phụ thuộc vào vòng thảo luận thứ nhất, nếu vòng thảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả.
Không sử dụng được cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng buộc “Nhân – quả” với nhau.
VÍ DỤ
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG LỚP 3
VÒNG 1
Chủ đề 2: Các con vật sống ở những khu vực có rác thải và tác hại của nó (vàng)
Chủ đề 3: Tác hại của rác thải và ô nhiễm đến môi trường ( xanh)
Chủ đề 1: Tình trạng ô nhiễm, rác thải hiện nay ở khu vực nơi em sống ( đỏ)
Giả sử lớp có 45 học sinh, có 12 bàn học. Có thể chia thành 6 nhóm: mỗi nhóm gồm học sinh 2 bàn ghép lại (mỗi nhóm có 7 hoặc 8 học sinh). Giao nhiệm vụ: nhóm 1,2 nhận chủ đề 1, nhóm 3,4 nhận chủ đề 2, nhóm 5,6 nhận chủ đề 6.
Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu có đánh số từ 1 đến 15. Thông báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm
VÒNG 2
Giáo viên thông báo chia thành 12 nhóm mới : mỗi nhóm 1 bàn (mỗi nhóm có từ 3 đến 6 học sinh): nhóm 1 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 1,2; nhóm 2 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 3,4; nhóm 3 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 5; nhóm 4 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 6; … nhóm 12 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 14,15. Giáo viên thông báo thời gian làm việc nhóm mới
Các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của nhóm mình ở vòng 1.
Giao nhiệm vụ mới: Đưa ra các cách để giữ gìn vệ sinh môi trường. Các bạn đã làm gì để giữ vệ sinh môi trường.
KTDH LƯỢC ĐỒ DÒNG TG
KHÁI NIỆM
Lược đồ dòng thời gian là một kĩ thuật dạy học chủ yếu trong môn lịch sử lớp 4, 5 giúp học sinh hệ thống kiến thức các sự kiện một cách logic và đễ nhớ
CÁCH TIẾN HÀNH
Sắp xếp các sự kiện cần thể hiện trên dòng thời gian
Vẽ lược đồ
Điền các mốc quan trọng lên lược đồ
Sắp xếp các sự kiện vào lược đồ
Học sinh dựa vào lược đồ để đọc các thông tin cần hướng tới
Giáo viên nhận xét, kết luận và đánh giá
YÊU CẦU SƯ PHẠM
Giao viên hướng dẫn học sinh đọc lược đồ
Cần nắm chắc các cột mốc tiêu biểu, các sự kiện tiêu biểu
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng lược đồ
lược đồ nên chỉ để các từ khóa tránh viết dài dòng gây rối cho học sinh
Các mốc thời gian trên lược đồ cần căn chỉnh cho chính xác
ƯU ĐIỂM
Hệ thống kiến thức logic
Học sinh dễ học, dễ nhớ
Học sinh có thể tự hệ thống các kiến thức rõ ràng theo các mốc thời gian.
HS tư duy khái quát vấn đề
NHƯỢC ĐIỂM
nếu không biết cách trình bày thì lược đồ nhìn sẽ rất rối và học sinh khó nắm bắt thông tin cần thiết.
Không hệ thống được chi tiết
Nhiều sự kiện trong một thời điểm có thể gây nhầm lẫn
VÍ DỤ
Bài 26: Ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên
B2: Vẽ lược đồ
B3: ghi cột mốc lên lược đò
B1: Sắp xếp các sự kiện
B4: Điền các sự kiện lên lược đò
B5: Ghi lại kết quả các trận đánh lên lược đồ