Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 22: SỰ ĐÁNH ĐỔI NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP (SỰ DỊCH…
Chương 22: SỰ ĐÁNH ĐỔI NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
ĐƯỜNG PHILLIPS
Nguồn gốc của đường Phillips
Nhà kinh tế A.W.Phillips chỉ ra mối tương quan nghịch biến giữa tỉ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp
Các năm có thất nghiệp thấp thường đi kèm với lạm phát cao và ngược lại.
Phillips kết luận rằng hai biến số kinh tế vĩ mô quan trọng, lạm phát và thất nghiệp gắn kết với nhau theo cách mà các nhà kinh tế chưa từng thấu hiểu.
Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips
Đường Phillips thể hiện những kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp xuất hiện trong ngắn hạn khi sự chuyển dịch của đường tổng cầu, đẩy nền kinh tế dọc theo đường tổng cung ngắn hạn.
Vì chính sách tiền tệ & chính sách tài khóa có thể dịch chuyển đường tổng cầu, chúng cũng làm nên kinh tế dịch chuyển dọc theo đường Phillips
Tăng cung tiền + tăng chi tiêu chính phủ + giảm thuế --> mở rộng tổng cầu --> đẩy nền KT đến 1 điểm trên đường Phillips t5ai đó thất nghiệp thấp hơn và lạm phát cao hơn.
Giảm cung tiền + giảm chi tiêu chính phủ + tăng thuế --> thu hẹp tổng cầu --> đẩy nền KT đến 1 điểm trên đường Phillips tại đó thất nghiệp cao hơn và lạm phát thấp hơn.
Đường Phillips cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách danh mục phối hợp giữa lạm phát và thất nghiệp.
Đường Phillips là mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG PHILLIPS: VAI TRÒ CỦA CÁC CÚ SỐC CUNG
Cú sốc cung:
sự kiện trực tiếp làm thay đổi chi phí và giá cả của doanh nghiệp, làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và đường Phillips
SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA ĐƯỜNG PHILLIPS: VAI TRÒ CỦA KỲ VỌNG
Đường Phillips dài hạn
Lý thuyết cổ điển cho rằng tăng trưởng cung tiền là yếu tố hàng đầu gây ra lạm phát.
Nhg lý thuyết cổ điển cũng ghi nhận, tăng trưởng cung tiền ko tác động lên các biến số thực, chỉ đơn thuần thay đổi giá cả & thu nhập danh nghĩa theo tỷ lệ tương ứng mà thôi.
Theo Friedman và Phelpsm không có đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. Tăng trưởng cung tiền xđịnh tỉ lệ lạm phát. Bất kể tỷ lệ lạm phát là bnhiu, tỷ lệ thất nghiệp sẽ dần tiến về mức tự nhiên của nó. Kết quả, đường Phillips dài hạn là dốc đứng.
Ý nghĩa của từ "tự nhiên"
Friedman và Phelps sử dụng tính từ này để mô tả tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế sẽ hướng đến trong dài hạn.
Chính sách tiền tệ ko tác động đến TLTN tự nhiên, nhg các loại chính sách khác thì có thể.
Một thay đổi chính sách làm giảm TLTN tự nhiên sẽ đẩy đường Phillips dài hạn sang trái
Ngoài ra, do thất nghiêp thấp hơn có nghĩa là nhiều lđộng đang sản xuất hh&dv hơn, lượng cung hh&dv sẽ lớn hơn ở mức giá bất kì & đường tổng cung dài hạn sẽ dịch sang phải.
Khớp lý thuyết với bằng chứng
Lạm phát kỳ vọng đo sự kỳ vọng về mức giá chung sẽ thay đổi bao nhiêu của người dân.
Nhớ rằng đường tổng cung dài hạn là dốc đứng, cho thấy mức giá không tác động đến tổng cung trong dài hạn.
Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên, cho thấy mức giá tăng sẽ làm tăng lượng hh&dv mà doanh nghiệp cung ứng.
Khi giá cả thực tế cao hơn kỳ võng, DN có động cơ tăng sản lượng và việc làm
Khi giá cả thấp hơn kỳ vọng, DN giảm sản xuất và việc làm
Tuy nhiên, do mức giá kỳ vọng & lương danh nghĩa cuối cùng sẽ điều chỉnh, MQH giữa mức giá thực tế và lượng cung chỉ tồn tại trong ngắn hạn.
Đường Phillips ngắn hạn
Tỷ lệ thất nghiệp = Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên - a x (lạm phát thực tế - lạm phát kỳ vọng)
Hàm ý phương trình:
Không có đường Phillips ngắn hạn ổn định Mỗi đường Phillips ngắn hạn phản ánh một tỷ lệ lạm phát kỳ vọng nhất định
Theo thgian ng dân sẽ quen dần với tỷ lệ lạm phát cao hơn và họ nâng dần kỳ vọng của mình về lạm phát lên
Khi lạm phát kỳ vọng tăng, ng LĐ bắt đầu tính đến yếu tố lạm phát cao khi xác định tiền lương và giá cả --> Đường Phillips ngắn hạn lúc đó dịch sang phải
Trong dài hạn, việc mở rộng tổng cầu nhanh hơn sẽ đưa đến lạm phát cao hơn nhưng không làm giảm thất nghiệp.
Thí nghiệm tự nhiên về giả thuyết tỷ lệ tự nhiên
Giả thuyết tỷ lệ tự nhiên:
quan điểm cho rằng thất nghiệp sau cùng rồi cũng sẽ trở về mức thông thường, hoặc tự nhiên của nó, bất kể tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu.
CÁI GIÁ CỦA VIỆC GIẢM LẠM PHÁT
Tỷ lệ hy sinh
Nếu một quốc gia muốn giảm lạm phát, họ phải chấp nhận giai đoạn thất nghiêp cao và sản lượng thấp
Là số điểm phần trăm tổn thất sản lượng hàng năm trong quá trình cắt giảm 1 điểm phần trăm lạm phát.
Kỳ vọng hợp lý & khả năng giảm lạm phát không phải trả giá
Kỳ vọng hợp lý:
lý thuyết cho rằng ng dân sử dụng một cách tối ưu thông tin họ có được để dự báo về tương lai, gồm thông tin về chính sách của chính phủ.
Quan trọng trong việc ứng dụng vào sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
Trong trường hợp cực đoan nhất (tỷ lệ hy sinh = 0): Nếu chính phủ đưa ra cam kết đáng tin cậy về chính sách lạm phát thấp,ng dân sẽ đủ lý trí để hạ thấp kỳ vọng lạm phát của mình ngay lập tức.
Đường Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển xuống dưới và nền KT sẽ đạt mức lạm phát thấp nhanh chóng mà ko phải trả cái giá thất nghiệp cao và sản lượng thấp 1 cách tạm thời.
Chính sách giảm lạm phát của Volcoker
Năm 1982 & 1983, chính sách giảm lạm phát của Volcker đã tạo ra một cuộc suy thoái kinh khủng.
Có 2 lý do không thể bác bỏ ngay
Mặc dù cái giá phải trả là thất nghiệp cao tạm thời, nhưng cái giá này không lớn như nhiều nhà KT đã dự báo.
Ông tuyên bố ông sẽ nhắm chính sách tiền tệ vào việc giảm lạm phát, phần lớn dân chúng không tin ông
Kết luận:
Các nhà hoạch định không thể kỳ vọng rằng người dân sẽ lập tức tin họ khi công bố một chính sách giảm lạm phát.
Kỷ nguyên Greenspan
Từ 1984 đến 2005
Hầu như trong suốt giai đoạn này, Alan Greenspan là chủ tịch Fed.
Nhũng tỷ lệ lạm phát là tương đối nhỏ.
Đường Phillips trong suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính
Từ 2008 - 2009
Đợt khủng hoảng tài chính làm tổng cầu giảm mạnh, dẫn đến thất nghiệp cao hơn nhiều và đẩy lạm phát xuống mức rất thấp.
Nền KT trượt theo đường Phillips đi xuống