Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT (CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (Giáo viên cần chủ động…
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
KHÁI NIỆM
Là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Giáo viên cần chủ động tự học, tự tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan; trao đổi với đồng nghiệp, các nhà khoa học… để nâng cao kiến thức. Giáo viên là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.
Phụ huynh học sinh và tất cả mọi người xung quanh cần được khuyến khích hỗ trợ những điều mà học sinh, lớp học cần để thực nghiệm.
Áp dụng phương pháp này cần một thời lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được bảo đảm suốt trong thời gian học tập.
Mỗi học sinh có quyển vở thực hành riêng do chính các em ghi chép theo ngôn từ và cách thức của riêng mình.
Giáo viên chỉ thực hiện vai trò đề xuất, tổ chức các thực nghiệm cho học sinh theo một tiến trình sư phạm chặt chẽ. Giáo viên không làm sẵn cho học sinh.
Mục đích chính của phương pháp này là học sinh tiếp nhận được các khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành. Song song đó là củng cố ngôn ngữ viết và nói của các em
Trong quá trình tự thực nghiệm, học sinh đưa ra ý kiến, nêu thắc mắc, kết luận riêng và thảo luận trong tập thể (nhóm, cả lớp) từ đó rút ra kiến thức khoa học.
Các đối tác khoa học (trường ĐH, CĐ, trường nghề, viện nghiên cứu…) ở địa phương cần giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình.
Học sinh quan sát sự vật, hiện tượng trong thực tế gần gũi với các em để các em dễ cảm nhận, dễ thực nghiệm trên chúng.
Ngành giáo dục, trường sư phạm giúp giáo viên các kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.
TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM CỦA BTNB
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
MỘT SỐ LƯU Ý
Tổ chức lớp học
Bố trí vật dụng trong lớp học sao cho hài hoà theo số lượng học sinh trong lớp
Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật
Không khí làm việc trong lớp học
GV cần xây dựng không khí làm việc và mối quan hệ giữa các học sinh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng,bình đẳng giữa các HS trong lớp.
Tránh tuyệt đối luôn khen ngoại quá mức một vài HS nào đó hoặc để cho cá HS khá, giỏi trong lớp luôn làm thay công việc của cả nhóm mà không tạo cơ hội làm việc cho các học sinh khác.
Giúp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu
Vì là lần đầu tiên được hỏi đến nên học sinh ngại nói, sợ sai và sợ bị chê cười. Do đó, giáo viên cần khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của mình.
Chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai của học sinh khi trình bày biểu tượng ban đầu.
Không nên vội vàng khen những ý kiến đúng vì sẽ làm ức chế các HS khác muốn trình bày ý kiến của mình.
Tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh
Thảo luận được thực hiện ở nhiều thời điểm trong dạy học bằng phương pháp BTNB.
Tuyệt đối không được nhận xét ngay là ý kiến của nhóm này đúng hay ý kiến của nhóm khác sai.
Cho phép học sinh thảo luận tự do, tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh tới các kết luận khoa học chính xác của bài học.
Kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm
Mỗi nhóm không được quá nhiều HS. Nhóm làm việc lý tưởng từ 4 đến 6 HS, có khi là 2 học sinh.
GV nên di chuyển đến các nhóm, tranh thủ quan sát hoạt động của các nhóm.
Kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên
Khi đặt câu hỏi nên để một thời gian ngắn cho HS suy nghĩ hoặc có thời gian trao đổi nhanh với các HS khác, từ đó giúp HS tự tin hơn khi trình bày và trình bày mạch lạc hơn khi có thời gian chuẩn bị.
Đối với các câu hỏi gợi ý, giáo viên nên đặt câu hỏi ngắn, yêu cầu trong một phạm vi hẹp mình muốn gợi ý cho học sinh.
VÍ DỤ
Bài " Không khí cần cho sự cháy "(tr 70).
Học sinh
Học sinh thử các phương án, phát hiện ra cách làm đúng là: úp cốc vào ngọn nến trong thời gian nhất định
HS giải thích: thành phần của không khí gồm có ô-xi và ni tơ. Khí ô-xi duy trì sự cháy.
HS ghi lại quá trình thí nghiệm như cách làm và thời gian cần thiết.
Lệnh của GV: Có một ngọn nến đang cháy vào một cốc thủy tinh. Hãy làm tắt ngọn nến bằng cố thủy tinh mà không được chạm cốc vào ngọn lửa?
Yêu cầu học sinh không được mở sách giáo khoa.
MỤC TIÊU
Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài ra còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
ƯU ĐIỂM VÀ KHÓ KHĂN CỦA PP BTNB
Ưu điểm
Tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS
Rèn luyện cho HS kỹ năng phán đoán và kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết.
HS được làm thí nghiệm để tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức đó dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
Khi học phương pháp này, tính hợp tác trong học tập rất cao giúp HS nhớ lâu và có thể tạo ra thói quen tự khám phá ra tri thức mới ở những môn khoa học.
Khó khăn
Về đội ngũ giáo viên
Năng lực sư phạm của GV trong việc áp dụng các PPDH mới nói chung còn hạn chế.
Trình độ GV hiện nay chưa đồng đều cả về chuyên môn và năng lực sư phạm. Kiến thức chuyên sâu về khoa học của một bộ phận không nhỏ GV còn hạn chế.
Về công tác quản lí
Công tác kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS chưa đổi mới theo hướng đánh giá kĩ năng và sự sáng tạo của HS, các bài thi, kiểm tra chủ yếu vẫn là kiểm tra sự ghi nhớ và vận dụng lí thuyết của HS.
Về điều kiện, cơ sở vật chất
Bàn ghế bố trí không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm.
Số HS/lớp quá đông.
Trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ, phần lớn các trường chưa có phòng thí nghiệm.
ĐIỂM NHẤN
Học sinh tự thực nghiệm, tìm hiểu để tiếp thu tri thức khoa học