Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN (DÒNG HÀNG HÓA QUỐC…
KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Nền kinh tế đóng
Nền kinh tế không có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới
Nền kinh tế mở
Nền kinh tế giao thương một cách tự do với các nền kinh tế khác trên khắp thế giới
DÒNG HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Xuất khẩu (Exports)
Hàng hóa và dịch vụ
Được sản xuất trong nước
Được bán ra nước ngoài
Nhập khẩu (Imports)
Hàng hóa và dịch vụ
Được sản xuất ở nước ngoài
Được bán trong nước
Xuất khẩu ròng (NX, Net exports)
Giá trị xuất khẩu của một nước
Trừ giá trị nhập khẩu
Còn được gọi là cán cân thương mại TB
Cán cân thương mại (TB, Trade balance)
Giá trị xuất khẩu của một nước
Trừ giá trị nhập khẩu
Còn được gọi là xuất khẩu ròng NX
Thặng dư thương mại (Trade surplus)
Xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
Thâm hụt thương mại (Trade deficit)
Nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu
Thương mại cân bằng (Balanced trade)
Xuất khẩu bằng nhập khẩu
Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng của một quốc gia:
Sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa trong nước và nước ngoài
Giá cả hàng hóa trong nước và nước ngoài
Tỷ giá hối đoái
Người dân sử dụng nội tệ mua ngoại tệ
Thu nhập của nười tiêu dùng trong nước và nước ngoài
Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này đến nước khác
Chính sách chính phủ hướng theo thương mại quốc tế
DÒNG VỐN QUỐC TẾ
Dòng vốn ra ròng (Net capital outflow)
Mua tài sản nước ngoài của cư dân trong nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI, Foreign direct investment)
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI, Foreign portfolio investment)
Trừ đi phần mua tài sản trong nước của người nước ngoài
Các biến số ảnh hưởng đến dòng vốn ra ròng
Lãi suất thực của tài sản nước ngoài
Lãi suất thực của tài sản trong nước
Rủi ro chính trị và kinh tế của việc nắm giữ tài sản nước ngoài
Chính sách chính phủ ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản nội địa
NX=NCO
Xuất khẩu ròng (NX)
Bất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu của một nước
Dòng vốn ra ròng (NCO)
Bất cân bằng giữa
Giá trị tài sản nước ngoài được mua bởi cư dân trong nước và giá trị tài sản trong nước được mua bởi người nước ngoài
Đồng nhất thức: NCO = NX
Khi NX > 0 (thặng dư thương mại)
Bán nhiều hàng hóa và dịch vụ cho người nước ngoài hơn là mua từ họ
Từ bán ròng hàng hóa và dịch vụ
Nhận ngoại tệ
Mua tài sản nước ngoài
Vốn – ra khỏi quốc gia: NCO > 0
Khi NX < 0 (thâm hụt thương mại)
Mua nhiều hàng hóa và dịch vụ từ người nước ngoài hơn là bán cho họ
Mua ròng hàng hóa và dịch vụ
Cần được tài trợ
Bán tài sản ra nước ngoài
Vốn - chảy vào quốc gia: NCO < 0
TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ
Nền kinh tế mở: Y = C + I + G + NX
Tiết kiệm quốc gia: S = Y – C – G
Y – C – G = I + NX
S = I + NX
NX = NCO
S = I + NCO
Tiết kiệm = Đầu tư nội địa + Dòng vốn ra ròng
CÁC DÒNG GIAO DỊCH QUỐC TẾ
Thương mại thặng dư: X > M
NX > 0
Y > Chi tiêu nội địa (C+I+G)
S > I
NCO > 0
Thâm hụt thương mại: X < M
NX < 0
Y < Chi tiêu nội địa (C+I+G)
S < I
NCO < 0
Thương mại cân bằng: X = M
NX = 0
Y = Chi tiêu nội địa (C+I+G)
S = I
NCO = 0
TỶ GIÁ DANH NGHĨA VÀ THỰC
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Mức mà theo đó một người có thể trao đổi đồng tiền của một nước với đồng tiền của nước khác
Sự lên giá (mạnh lên)
Tăng giá trị của một đồng tiền
Được đo bởi số ngoại tệ mà nó có thể mua được
Mua được nhiều ngoại tệ hơn
Sự giảm giá (yếu đi)
Giảm giá trị của một đồng tiền
Được đo bởi số ngoại tệ mà nó có thể mua được
Mua được ít ngoại tệ hơn
Tỷ giá hối đoái thực (RER)
Mức mà theo đó một người có thể trao đổi HH&DV của một nước
Với HH&DV của nước khác
Tỷ giá hối đoái thực RER = (e ˣ P) / P*
Sử dụng chỉ số giá
P – chỉ số giá của rổ hàng Hoa Kỳ
P* – chỉ số giá của rổ hàng nước ngoài
e – tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đô la Hoa Kỳ và ngoại tệ
Sự giảm giá (giảm) của RER Hoa Kỳ
Hàng hóa Hoa Kỳ - rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài
Người tiêu dùng nước nhà và nước ngoài mua nhiều hàng hóa Hoa Kỳ và ít hàng hóa các nước khác
Xuất khẩu cao hơn
Nhập khẩu thấp hơn
Xuất khẩu ròng cao hơn
Sự lên giá (tăng) RER Hoa Kỳ
Hàng hóa Hoa Kỳ - mắc hơn hàng hóa nước ngoài
Người tiêu dùng nước nhà và nước ngoài mua ít hàng hóa Hoa Kỳ và nhiều hàng hóa các nước khác hơn
Xuất khẩu thấp hơn
Nhập khẩu cao hơn
Xuất khẩu ròng thấp hơn
NGANG BẰNG SỨC MUA
Ngang bằng sức mua, PPP
Lý thuyết về tỷ giá hối đoái
Một đơn vị của bất kỳ loại tiền tệ nào
Nền có thể mua được cùng một lượng hàng hóa ở tất cả các nước
Lô gic cơ bản của PPP
Dựa trên quy luật một giá
Một hàng hóa phải được bán cùng một giá ở tất cả mọi nơi
Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage)
Tận dụng sự chênh lệch giá của cùng một món hàng ở các thị trường khác nhau
Ngang bằng (Parity)
Bằng nhau (Equality)
Sức mua (Purchasing-power)
Giá trị của tiền theo nghĩa lượng hàng hóa nó có thể mua
ỨNG DỤNG PPP
Nếu ngang bằng sức mua của đô la
Là như nhau ở nước nhà và nước ngoài
Thì RER không thể thay đổi
Thuyết ngang bằng sức mua
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai nước
Phải phản ánh các mức giá ở các nước này
CÁC HẠN CHẾ CỦA PPP
Lý thuyết ngang bằng sức mua
Không luôn luôn đúng trong thực tế
Nhiều hàng hóa không ngoại thương dễ dàng
Ngay cả các hàng hóa có thể ngoại thương cũng không luôn thay thế hoàn hảo cho nhau
Khi chúng được sản xuất ở những nước khác nhau
Không có cơ hội kinh doanh chênh lệch giá để tạo ra lợi nhuận
Ngang bằng sức mua (PPP, Purchasing-power parity)
Không phải là lý thuyết hoàn hảo để xác định tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái thực biến động theo thời gian
Sự thay đổi lớn và lâu dài của tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Phản ánh về cơ bản sự thay đổi giá cả ở nước nhà và nước ngoài