Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI . (PHƯƠNG…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI .
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khái niệm
Là phương pháp dạy học trong đó gv tạo ra những tình huống có vấn đề , điều khiển hs phát hiện vấn đề , hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó chiếm lĩnh tri thức rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác
Cách tiến hành
Các bước tiến hành
Xây dựng tình huống có vấn đề
Bước 1 : Nghiên cứu kĩ mục tiêu , nội dung bài học để lựa chọn nội dung phù hợp yêu cầu của tình huống có vấn đề .
Bước 2 : Phân tích nội dung , liên hệ với những kiến thức học sinh đã biết để xác định mâu thuẫn .
Bước 3 : Hoàn thiện tình huống có vấn đề và dự kiến các hướng học sinh có thể đưa ra giải quyết .
Giải quyết vấn đề
Bước 4 : Tiếp nhận tình huống , phân tích vấn đề , nội dung của tình huống , xác định nhiệm vụ cần giải quyết .
Bước 5 : Học sinh huy động kiến thức liên quan và đưa ra giả thuyết .
Bước 6 : Dựa vào tri thức đã có để thiết lập , nghiên cứu thêm thông tin mới để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết , phương án hay giải pháp .
Bước 7 : Nhận xét , đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu và rút ra kết luận .
Lưu ý
Phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng những nội dung đơn giản , không có tính vấn đề thì không thể áp dụng .
Giáo viên cần nắm vững phương pháp , đầu tư thời gian nghiên cứu kĩ bài dạy , tham khảo tài liệu để xây dựng tình huống có vấn đề
Giáo viên cần hiểu biết sâu rộng để trả lời lại các tình huống của học sinh
Phương pháp này thường làm cho giáo viên khó chủ động đảm bảo tiến độ bài học , nhất là học sinh chưa quen với việc học tập chủ động tích cực .
Ví dụ : Bài 58 Nhu cầu nước của thực vật ( khoa học lớp 4 )
Bước 1 : Mục tiêu là học sinh hiểu bài . 1 Nhu cầu về nước của các cây là khác nhau ; nhu cầu nước cảu cây ở các giai đoạn là khác nhau
Bước 2 : Trong bài học trước học sinh đã nắm được rằng : " Thực vật cần có đủ nước , chất khoáng và không khí và ánh sáng , không khí thì phát triển bình thường " . Song trong bài học này , học sinh cần nắm được những loài thực vật khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau .
Bước 3 : Từ yêu cầu bài học và kiến thức cũ : giáo viên đưa ra và hoàn thiện tình huống có vấn đề : Thực vật cần nước mới sống được vậy tại sao xương rồng sống trên sa mạc khô cằn quanh năm "
Bước 4 : Tiếp nhận tình huống , phân tích vấn đề , nội dung , xác định nhiệm vụ cần thực hiện .
Bước 5 : Học sinh huy động kiến thức liên quan và đưa ra giả thuyết
Bước 6 : Dựa vào tri thức đã có lập luận , nghiên cứu thêm thông tin để khẳng định hay bác bỏ các phương án đã đề xuất .
Ưu điểm
Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh
Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau . Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề học sinh sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân , khả năng hợp tác , trao đổi thảo luận với bạn bè để tìm ra cách gải quyết tốt nhất
Thông qua vc giải quyết vấn đề , Hs đc lĩnh hội tri thức kĩ năng và phương pháp nhận thức
Hạn chế
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức , phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề
Đòi hỏi sử dụng nhiều thời gian hơn
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
Khái niệm
Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập chung vào một sự kiện cụ thể mà các e quan sát được
Cách sử dụng
Lưu ý
Trong tiết học có thể cử một nhóm đóng vai , cũng có thể chia nhóm và các nhóm tự tổ chức các vai diễn của mình để nhiều học sinh có cơ hội tham gia
Tình huống lựa chọn cho học sinh đóng vai nên đơn giản và không tốn nhiều thời gian
tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh, và điều kiện, hoàn cảnh lớp học
tình huống cần để mở để học sinh tự tìm cách giải quyết , cách ứng xử phù hợp, không cho trước kịch bản, lời thoại
phải dành thời gian phù hợp cho học sinh thảo luận, xây dựng kịch bản cà chuẩn bị đóng vai
cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
trong khi học sinh thảo luận và chuẩn bị đóng vai gv cần lưu ý đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp dỡ hs khi càn thiết
Các vai diễn nên để học sinh xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận
nên khích lệ những hs nhát tham gia
nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đong vai
Các bước tiến hành
Bước 1 : Lựa chọn tình huống
Bước 2 : Chọn người tham gia
Bước 3 : Chuẩn bị diễn xuất . Các " diễn viên " bàn bạc cách thể hiện vai diễn và đưa ra tình huống , chuẩn bị trang phục và cơ sở vật chất .
Bước 4c: Thể hiện vai diễn
Bước 5 : Đánh giá kết quả .
Ví dụ minh hoạ : Bài 26 : Nguyên nhân làm nước bị ô nhiếm ( KH4 )
Bước 2: Chọn người tham gia . Giáo viên chia học sinh thành các nhóm . Từng nhóm phân công người than gia trong các vai : Lan , bố và mẹ Lan
Bước 3 :Chuẩn bị diễn xuất . Sau khi phân vai , các học sinh trong nhóm bàn bạc về cách thể hiện của các vai diễn , GV chuẩn bị cho mỗi nhóm một túi ni lông để làm túi rác .
Bước 4 : Thể hiện vai diễn . Giáo viên yêu cầu một số nhóm lên diễn xuất
Bước 5 : Đánh gái kết quả . Giáo viên và học sinh nhận xét , đánh gái xem nhóm nào tốt hơn? Cách gải quyết tình huống nhóm nào hay hơn ? Vì sao ?
Bước 1 : Lựa chọn tình huống . Giáo viên gợi ý tình huống : Vào ngày chủ nhật Lan được bố mẹ cho đi chơi ở công viên . Đang chơi , Lan nhìn thấy một bạn định vứt rác xuống hồ . Nếu là Lan , em sẽ làm gì
Ưu điểm
Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
Tạo điều kiện làm làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạọ đức
Học sinh được rèn luyện thực hành những kĩ năng ứng xử
Có thể thấy ngay tác động của lời nói và việc làm của các vai diễn
Nhược điểm
Giáo viên phải động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào những tình huống đơn giản
Học sinh nhút nhát, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể, vấn từ ít