Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp dạy học môn KHXH ở tiểu học (PPDH thảo luận (Tác dụng (Phát…
Phương pháp dạy học môn KHXH ở tiểu học
PPDH thảo luận
Tác dụng
Phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực của học sinh, học sinh
chiếm lĩnh kiến thức của bài học bằng chính hoạt động của mình
Đề cao sự hợp tác tích cực của học sinh, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp trong học tập, kĩ năng hợp tác và một số kĩ năng khác
Cách tiến hành
Thảo luận cả lớp
Tổ chức thảo luận
Giáo viên có thể lấy tinh thần xung phong hoặc
cử một học sinh phát biểu đầu tiên
Giáo viên theo dõi tiến truển của cuộc thảo luận, hướng
ý kiến của học sinh theo đúng kế hoạch dự kiến
Tổng kết
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu lên kết quả thảo luận
và hoàn thành câu trả lời của học sinh
Xác định chủ đề thảo luận
Chủ đề thảo luận được chọn có thể là chủ đề mở,
có thể xem xét chúng ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh
theo những quan điểm khác nhau
Thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN) là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của học viên. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhân quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.
Thảo luận nhóm có thể thực hiện dưới hai hình thức:
Thảo luận nhóm lớn.
Thảo luận nhóm nhỏ (5-7 người)
II. Mục đích sử dụng nhóm nhỏ (tính ưu việt)
· Nhóm nhỏ được sử dụng khi khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cực của mọi thành viên trong lớp học.
· Trong nhóm nhỏ mọi người có cơ hội tham gia nhiều hơn.
· Các thành viên cũng tự nhiên và tự tin hơn khi tham gia bàn luận trong nhóm nhỏ hơn là nhóm lớn, khắc phục được tâm lý e ngại
· Nhóm nhỏ được sử dụng khi vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu và kỹ lưỡng, hoặc khi bàn v...
Khái niệm
Là PPDH giáo viên tổ chức cuộc đối thoại, trao đổi ý kiến
giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau về một
vấn đề học tập hoặc một vấn đề của cuộc sống để rút ra
kết luận kjoa học
Lưu ý
Đối với học sinh lớp 1,2,3, GV cần chọn vấn đề thảo luận hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống của HS và cũng có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
GV phải xác định rõ mục đích thảo luận để từ đó xác định nội dung, hình thức và thời điểm thảo luận cho phù hợp.
Khi thảo luận, không nên gò ép, áp đặt HS nói theo ý của GV. Cần động viên các em mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm riêng. Ý kiến của các em dù chưa đúng vẫn nên trân trọng và phân tích góp ý để các em đi tới được nhận thức đúng.
PPDH đàm thoại
Tác dụng
Đó là một cách có hiệu quả để điều khiển hoạt động tư duy của học sinh,kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức. - Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác đầy đủ gọn gàng. - Giúp giáo viên thu hút được tín hiệu ngược lại từ học sinh một cách nhanh chóng để kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình.Thông qua đó giáo viên vừa có khả năng chỉ đạo nhận thức toàn lớp vừa chỉ dạo nhận thức của từng học sinh.
Cách tiến hành
phương pháp đàm thoại là phương pháp mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để học sinh căn cứ vào kiến thức đã có kết hợp với sự hướng dẩn của giáo viên qua các thiết bị giảng dạy để làm sáng tỏ vấn đề, tìm ra những tri thức mới ;nhằm củng cố, mở rộng, đào sâu những tri thức đã tiếp thu được, từ đó tổng kết hệ thống hóa tri thức
Lưu ý
chú ý đến việc điều khiển quản lý cả lớp trong lúc đàm thoại. Làm sao để đàm thoại không phải với từng học sinh riêng rẽ mà với toàn lớp.
Đồng thời, phải đặt câu hỏi cho cả lớp và để cho học sinh đủ thời giờ suy nghĩ, sau đó chỉ định một học sinh trả lời và yêu cầu các học sinh khác chú ý theo dõi để sau đó có thể bổ sung.
Giáo viên phải luôn chủ động dẫn dắt lớp theo mình mà không bị động “theo đuôi” lớp. Phải chủ động, sáng tạo, bám sát kế hoạch đã vạch ra từ trước.
Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề - phương pháp đàm thoại phát hiện, giáo viên sử dụng trong quá trình định hướng, gợi ý, dẫn dắt học sinh ở giai đoạn phát hiện vấn đề, xây dựng tình huống có vấn đề, đề ra giả thuyết khoa học và giải quyết vấn đề.