Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
SỰ PHÁT TRIỂN THAI TRONG NỬA ĐẦU THAI KÌ (HÌNH THÀNH PHÔI & PHÁT…
SỰ PHÁT TRIỂN THAI
TRONG NỬA ĐẦU THAI KÌ
THỤ TINH, LÀM TỔ
CỦA HỢP TỬ
Thai kỳ chỉ
thật sự
bắt đầu kể từ ngày phóng noãn có thụ tinh, theo sau bằng sự làm tổ thành công của phôi.
NHƯNG, đối với thai phụ, điểm mốc cụ thể mà họ có thể biết và tính toán được là ngày có kinh bình thường lần cuối cùng.
=> ngày đầu tiên của kinh cuối này được qui ước là thời điểm bắt đầu để
tính tuổi thai
(dù rằng lúc này người phụ nữ chưa mang thai)
trường hợp ngày thụ tinh được biết rất chính xác: tuổi thai được tính trên cơ sở của ngày thụ tinh + 2 tuần.
Tuần thứ 3
: xảy ra hiện tượng thụ tinh, vận chuyển trứng đã thụ tinh vào buồng tử cung cho đến khi phôi thoát màng và bắt đầu tiến trình làm tổ
Tuần thứ 4:
làm tổ.
Làm tổ thành công thể hiện qua sự có mặt và diễn biến theo chiều hướng tăng một cách ổn định của hCG trong máu ngoại vi của mẹ.
HÌNH THÀNH PHÔI &
PHÁT TRIỂN CƠ QUAN
Tuần thứ 6
,
bắt đầu có hoạt động tim phôi
Ống thần kinh đóng lại.
Tim phôi bắt đầu có hoạt động bơm máu
Các đặc điểm của phần mặt phôi nhi xuất hiện gồm đường tạo thành tai trong, cung hàm.
Phôi thai bắt đầu uốn cong dạng hình chữ C. Xuất hiện các mầm chi trên và mầm chi dưới
Tuần thứ 5
, phôi 3 lá:
ngoại bì, trung bì và nội bì
Ngoại bì phôi (ectoderm) sẽ tạo thành các cấu trúc như da, hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, mắt, tai trong và mô liên kết.
Trung bì phôi (mesoderm) sẽ tạo thành xương, cơ, thận và hệ thống sinh sản của thai nhi.
Nội bì phôi (endoderm).sẽ tạo thành các màng niêm mạc lót các ống cơ thể, phổi, ruột và bàng quang.
Tuần thứ 7
,
nhìn thấy phôi trên siêu âm
có thể nhìn thấy phôi và hoạt động của tim
phôi qua siêu âm.
não và mặt phôi thai phát triển nhanh hơn.
Lỗ mũi và thủy tinh thể ở mắt cũng bắt đầu hình thành.
Mầm chi phát triển dài hơn.
Tuần thứ 8 & 9
(TUẦN 8)
bớt uốn cong và trở thành dạng thẳng.
Chiều dài phôi phát triển tuyến tính, với tốc độ phát triển khoảng 1 mm mỗi ngày.
=> Đây là
thời điểm lý tưởng nhất để định tuổi thai
:check::check::check:
Hai tay và hai chân phôi thai dài hơn. Các ngón tay bắt đầu hình thành.
Hai vành tai ngoài cũng định hình. Bắt đầu nhìn thấy được mắt thai nhi. Môi trên và mũi cũng được tạo hình.
(TUẦN 9)
hai cánh tay phôi thai phát triển, các xương cũng dài ra, vùng khuỷu được hình thành. Ngón chân xuất hiện.
Hai mí mắt và hai vành tai tiếp tục phát triển.
TỪ TUẦN THỨ 10
Chiều dài phôi tăng rất nhanh và không còn tuyến tính,
Thai nhi đã có những cử động gập và duỗi thân mình
=> Từ thời điểm này người ta
không còn dùng chiều dài phôi thai để xác định tuổi thai nữa
. :red_cross::red_cross::red_cross:
Tuần thứ 10
đầu phôi thai tròn hơn, vùng cổ bắt đầu phát triển.
Hai mi mắt hoàn chỉnh và đóng lại để bảo vệ mắt phát triển.
Tuần thứ 11
Đầu thai nhi tiếp tục phát triển chiếm ½ chiều dài thai nhi.
Hai mắt thai nhi cách xa nhau, hai mí mắt gắn chặt vào hai mắt, hai tai đóng thấp.
Do hộp sọ đã hình thành, kể từ thời điểm này người ta đã có thể
dùng số đo sinh trắc của hộp sọ để định tuổi thai
, thay cho việc dùng chiều dài phôi thai :check::check::check:
HÌNH THÀNH THAI NHI &
PHÁT TRIỂN CÁC CƠ QUAN
Thai nhi dài 60 mm tính từ cực đầu đến cực mông.
Cuối giai đoạn này, cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu phát
triển thành dương vật hoặc âm vật và môi lớn.
Vào tuần thứ 12, mặt thai nhi có hình dạng hoàn chỉnh.
Các móng tay thai nhi phát triển.
Kể từ thời điểm này trở đi, phôi thai chính thức được gọi là thai nhi.
:check::check::check: