Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỦA NHÂN DÂN TA (Kháng chiến chống Mĩ…
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ CHỐNG MĨ CỦA NHÂN DÂN TA
Thời kì hơn 80 năm kháng chiến chống thực dân Pháp
1858-1945
Đặt ra 2 câu hỏi cần giải quyết: chiến hay hòa, duy tân hay thủ cựu?
Nhân dân ta kiên quyết chống giặc.Khi triều đình còn chống giặc thì nhân dân ta theo triều đình, khi triều đình nhu nhược, đầu hàng giặc nhân dân ta vẫn kiên quyết kháng chiến
Có nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân, tiêu biểu là của Trương Định lãnh đạo
Có phong trào cổ động cho tinh thần duy tân đất nước của một số trí thức, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ
Trong khi phong trào chống Pháp của nhân dân nổ ra liên tục và những đề nghị duy tân đất nước được đưa lên triều đình thì nhà Nguyễn thi hành một đường lối nhu nhược, khăng khăng duy trì cách cai trị cũ ---> đất nước từng bước rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp
Đầu thế kỉ XX
Ngọn cờ giải phóng dân tộc của giai cấp phong kiến đã hoàn toàn sụp đổ
Xu hướng tư sản bên ngoài tràn vào nước ta, ảnh hưởng tới các nhà nho yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
Phan Bội Châu: đưa thanh niên Việt Nam sang du học Nhật Bản để chuẩn bị lực lượng chống Pháp nhưng không thành. Lập ra Việt Nam quang phục hội nhưng thất bại --> đầy nhiệt huyết nhưng không gặp thời thế
giữa lúc tình hình cách mạng Việt Nam khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước thì Nguyễn Tất Thành xuất hiện. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta, con đường cách mạng vô sản
1930 - 1945
Nguyến Aí Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin
Năm 1925, thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên
Phong trào công nhân, phong trào yêu nước ngày càng phát triển
3-2-1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chấm dứt tình trạng khủng hoảng, bế tắc đường lối cứu nước ở nước ta
Ngọn cờ giải phóng dân tộc thuộc về tay giai cấp công nhân
Sau 15 năm đấu tranh cách mạng, cách mạng tháng Tám 1945 đã thành công
Ý nghĩa cách mạng tháng 8
Lật đổ ách đô hộ của thực dân Pháp hơn 80 năm
Lật nhào ngai vàng phong kiến hàng nghìn năm
Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta: kỉ nguyên độc lập,tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội
Nhà nước công nông đầu tiên trong khu vực được thành lập
Hệ thống thuộc địa thực dân kiểu cũ bắt đầu sụp đổ
Kháng chiến chống Pháp 1945-1954
Năm đầu tiên sau cách mạng tháng 8- 1945
Tình hình nước ta
Phía bắc 20 vạn quân Tưởng, theo sau là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách.
Phía Nam 10 vạn quân Anh làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, sau chúng là thực dân Pháp với ý định xâm chiếm nước ta lần nữa
Hậu quả lâu dài của chế độ thực dân phong kiến, nạn đói, nạn dốt hoành hành
Chính quyền non trẻ, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo
Đứng trước thử thách " Ngàn cân treo sợi tóc"
Nền tài chính quốc gia trống rỗng
Chủ trương, biện pháp của Đảng và Bác Hồ
Trước 6-3-1946: nhân nhượng với Tưởng để tiến hành kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
Đầu tháng 3-1946, kí với Pháp hiệp định sơ bộ 6-3 và tạm ước 14-9, đẩy 20 vạn quân Tưởng về nước, loại bớt 1 kẻ thù, kéo dài thêm thời gian hòa bình, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài
Chín năm kháng chiến chống Pháp
Kháng chiến bùng nổ: 19-12-1946 Đảng và Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Các bước phát triển của cuộc kháng chiến
Ngay khi kháng chiến bắt đầu Đảng và Bác Hồ đã vạch ra đường lối kháng chiến " Toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến và dựa vào sức mình là chính
Kìm chân địch trong các thành phố, thị xã --> kế hoach đánh nhanh thắng nhanh của địch bắt đầu thất bại
Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947: quân ta biến Việt Bắc thành mồ chôn giặc Pháp--> kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng hoàn toàn thất bại
Chiến dịch biên giới thu đông 1950: quân ta toàn thắng -->cuộc kháng chiến chuyển sang bước phát triển mới, ta giành lại thế chủ động trên chiến trường
Chiến thắng Điện Biên Phủ
Được Mĩ giúp đỡ, Pháp đề ra kế hoạch Na-va nhằm chuyển bại thành thắng
Quân và dân ta đã mở những chiến dịch quân sự trong thu đông 1953-1954, buộc Pháp phải phân tán lực lượng --> kế hoạch Na-va bước đầu phá sản
Pháp tăng cường lực lượng và vũ khí hiện đại nhất--> ĐBP trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
Quân ta cũng coi đây là trận quyết chiến khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cả nước vì chiến trường, tất cả cho chiến dịch toàn thắng
13-3-1954 quân ta nổ súng bắt đầu chiến dịch. Với 3 đợt tấn công, chiều 7-5-1954 quân ta chiến thắng
Ý nghĩa: Pháp buộc phải kí hiệp định giơ-ne-vơ kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở ĐD...Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập
Kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
Tình hình nước ta sau 1945
Đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền
Miền Bắc hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội
Miền Nam vẫn dưới ách thống trị của Mĩ ngụy, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc
Miền Bắc là hậu phương lớn, vai trò quyết định đối với cách mạng cả nước. Miền Nam là tiền tuyến lớn, vai trò quyết định trực tiếp với sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
1954-1965
Cách mạng miền Bắc
1954-1957
Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân
Hoàn thành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp
1958-1960
Tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, cơ bản xóa bỏ các thành phần kinh tế bóc lột
Bước đầu phát triển nền kinh tế, văn hóa, đặc biệt là nền kinh tế quốc doanh, tập thể
1961-1965
Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
Cải thiện đời sống nhân dân
Miền Bắc thực sự trở thành hậu phương lớn cho miền Nam
Cách mạng miền Nam
1954-1960
1954-1958 quân và dân miền Nam tiến hành đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng, đòi mĩ thi hành hiệp định
Cuối 1958, Mĩ lê máy chém đi khắp miền Nam---> phong trào đồng khởi, hệ thống chính quyền tay sai đứng trước nguy cơ sụp đổ từng mảng
1961-1965
Mĩ đề ra chiến lược " chiến tranh đặc biệt "
Quân dân ta thắng lợi-->hệ thống ấp chiến lược- quốc sách bình định của địch sụp đổ
đầu 1965, chiến tranh đặc biệt hoàn toàn thất bại
1965-1973
Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược " chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ 1 của Mĩ
Quân dân miền Nam chiến đấu chống " Việt Nam hóa chiến tranh", phối hợp với Lào và Cam-pu-chia chống Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ(1969-1973)
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ, hiệp định Pa-ri được kí kết--> bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta
1973-1975
Sau hiệp định Pa-ri đế quốc Mĩ phải cút khỏi miền Nam
Bộ chính trị và Trung ương Đảng họp, đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam
Quân dân ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 bằng 3 chiến dịch--> giành thắng lợi hoàn toàn sau gần 2 tháng
Đất nước hòa bình, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội