Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ (Các giai đoạn của lịch sử Việt Nam (Từ 1965-1973…
TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ
Năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945
Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945
Nước ta đứng trước thử thách hiểm nghèo "ngàn cân treo sợi tóc"
Phía Bắc, 20 vạn quân Tưởng, theo sau chúng là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách
Phía Nam, 10 vạn quân Anh kéo vào nước ta làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Núp sau chúng, thực dân Pháp thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta một lần nữa
Trong khi đó, do hậu quả lâu dài của chế độ thực dân phong kiến, nạn đói, nạn dốt tiếp tục hoành hành
Chính quyền cách mạng còn trong trứng nước, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, quản lí đất nước. Nền tài chính quốc gia trống rỗng
Chủ trương, biện pháp của Đảng và Bác Hồ
Đảng và Bác Hồ đã có những biện pháp tài tình để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua nguy hiểm
Cùng với việc giải quyết nạn đói, nạn dốt, bầu cử Quốc hội (6-1-1946), nhân dân đã tập trung đấu tranh chống kẻ thù xâm lược với những sách lược hết sức mềm dẻo khôn khéo
Trước 6-3-1946, chúng ta thực hiện sách lược nhân nhượng với Tưởng để tiến hành kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
Đến đầu tháng 3-1946, khi tình thế thay đổi, Bác Hồ lại kí với Pháp hiệp định sơ bộ 6-3 và tạm ước 14-9, đẩy 20 vạn quân Tưởng về nước, loại bớt một kẻ thù, kéo dài thêm thời gian hòa bình quý báu, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài
Đẩy 20 vạn quân Tưởng về nước, loại bớt một kẻ thù, kéo dài thêm thời gian hòa bình quý báu, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài
Chín năm kháng chiến chống Pháp
Kháng chiến bùng nổ
Thực dân Pháp rắp tâm xâm lược nước ta một lần nữa, vì vậy chúng ta càng nhân nhượng chúng càng lấn tới
Ngày 18-12-1946, chúng gửi tối hậu thư buộc chúng ta phải hạ vũ khí đầu hàng
Không còn con đường nào khác, ngày 19-12-1946, Đảng và Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp
Đường lối kháng chiến của Đảng, Bác Hồ
Đảng và Bác Hồ vạch ra đường lối kháng chiến :"Toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến và dựa vào sức mình là chính
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ cả dân tộc bước vào cuộc trường kì kháng chiến trên tất cả mặt trận, đặc biệt trên mặt trận quân sự
Kìm chân địch trong các thành phố, thị xã
Thời kì đầu Pháp nhanh chóng đánh chiếm các thành phố, thị xã
Trước tình hình đó, Đảng và Bác Hồ đề ra chủ trương kìm chân địch trong thành phố, rút dần lực lượng chủ lực và nhân dân lên chiến khu và các vùng tự do
Sau gần hai tháng chiến đấu anh dũng ta đã kìm chân địch trong các thành phố gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch bước đầu thất bại
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
Pháp huy động 12 000 quân, ào ạt tấn công lên Việt Bắc, nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực, cơ quan đầu não và căn cứ địa kháng chiến của ta, kết thúc cuộc chiến tranh
Quân và dân ta đã biến Việt Bắc thành mồ chôn giặc Pháp
Với chiến thắng Việt Bắc, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch hoàn toàn thất bại, buộc chúng phải đánh lâu dài với ta. Cục diện cuộc kháng chiến thay đổi
Sông Nô đầy xác ca nô, tàu chiến của giặc, đường số 4 trở thành con đường chết của thực dân Pháp
Hơn 6000 tên địch đã bị tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu
Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
Bước sang những năm 1949, tình hình quốc tế và cuộc kháng chiến có những biến đổi có lợi cho ta
Được sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve nhằm khóa chặt biên giới Việt Trung
Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt Trung
Với thắng lợi này, cuộc kháng chiến chuyển sang bước phát triển mới, ta giành lại thế chủ động trên chiến trường, ngược lại thực dân Pháp bị đẩy vào thế bị động đối phó với ta
Hơn 8300 tên địch bị tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Từ 1951 quân và dân ta tiếp tục giữ vững và phát huy thế chủ động trên chiến trường, thực dân Pháp càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng
Giữa năm 1953, được sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Na-va nhằm chuyển bại thành thắng, kết thúc cuộc chiến tranh trong danh dự
Quân và dân ta đã mở những chiến dịch quân sự trong thu đông 1953-1954, buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng đối phó với ta, kế hoạch bước đầu thất bại
Về phía địch
20-11-1953 cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ
Đầu tháng 3-1945 lực lượng của địch ở đây lên tới 16 200 tên, với đầy đủ các loại vũ khí hiện đại bậc nhất bấy giờ
Điện Biên Phủ trở thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương nhằm nhử bộ đội chủ lực của ta đến để tiêu diệt
Về phía ta
Coi đây là trận chiến quyết định, từ cuối 1953 công tác chuẩn bị cho chiến dịch diễn ra khẩn trương, với tinh thần cả nước vì chiến trường, tất cả cho chiến dịch toàn thắng
13-3-1954 quân ta nổ súng bắt đầu chiến dịch, với phương châm đánh ăn chắc, trải qua 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng
Kết quả: chiều 7-5-1954, lá cờ chiến thắng của quân ta đã tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch, toàn bộ lực lượng của địch ở đây bị tiêu diệt và bắt sống
Ý nghĩa
Buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc gần một thế kỉ đô hộ và chiến tranh xâm lược của chúng đối với ta
Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc, tiếng sấm Điện Biên Phủ còn vang khắp 5 châu
Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đứng lên dành độc lập
Các giai đoạn của lịch sử Việt Nam
Từ 1954-1965
Cách mạng miền Bắc
Từ 1954-1957 thực hiện kế hoạch 3 năm
Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mang lại ruộng đất cho người nông dân
Hoàn thành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất
Từ 1958-1960 thực hiện kế hoạch 3 năm
Tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, cơ bản xóa bỏ các thành phần kinh tế bóc lột
Bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là nền kinh tế quốc doanh, tập thể
Từ 1961-1965 thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, cải thiện một bước đời sống của nhân dân
Cách mạng miền Nam
Từ 1954-1960
Sau 1954, đế quốc Mĩ đã dựng lên ở miền Nam một chính quyền tay sai, một quân đội tay sai
Từ 1954-1958, quân và dân miền Nam tiến hành đấu tranh chính trị
Từ cuối 1958 trở đi, đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai điên cuồng khủng bố cách mạng
Nhân dân miền Nam nổi dậy khởi nghĩa, 1959-1960, làm cho hệ thống chính quyền tay sai đứng trước nguy cơ sụp đổ từng mảng
Từ 1961-1965
Mĩ đưa ra chiến lược " chiến tranh đặc biệt", quân dân ta đã giành thắng lợi
Đầu 1965, chiến tranh đặc biệt hoàn toàn thất bại
Từ 1965-1973
Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược " chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ
Quân dân miền Nam chiến đấu chống "Việt Nam hóa chiến tranh" , phối hợp với Lào và Cam-pu-chia chống "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969-1973)
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ
Từ 1973-1975
Sau hiệp định Pa-ri được kí kết, đế quốc Mĩ đã phải cút khỏi miền Nam
Cuối 1974 đầu 1975, quân và dân miền Nam giành thắng lợi to lớn trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao
quân và dân thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 bằng 3 chiến dịch: Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng và Hồ Chí Minh
Đất nước hòa bình, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội
Tình hình nước ta sau năm 1954
Đất nước ta bị tạm thời chia cắt thành 2 miền với hai chế độ chính trị khác nhau: Miền Bắc hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội còn Miền Nam vẫn dưới ách thống trị của Mĩ ngụy
Cách mạng mỗi miền có nhiệm vụ khác nhau: Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội còn Miền Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Cách mạng hai miền có mối quan hệ chặt chẽ ới nhau: Miền Bắc là hậu phương lớn, vai trò quyết định đối với cách mạng cả nước, còn Miền Nam là tiền tuyến lớn, vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ