Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
LỊCH SỬ VIỆT NAM (Kháng chiến chống Pháp (Thực dân pháp xâm lược nước ta…
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Kháng chiến chống Pháp
Sau cách
mạng tháng 8-1945
Tình hình nước ta
Đứng trước thử thách hiểm nghèo" ngàn cân treo sợi tóc"
Phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng, theo sau chúng là bọn phản động Việt Quốc, Việt Cách
Phía Nam là 10 vạn quân Anh kéo vào nước ta làm nhiệm vụ giải pháp quân Nhật
Thực dân Pháp thực hiện mưu đồ xâm lược nước ta lần nữa
Do hậu quả lâu dài của chế độ thực dân phong kiến, nạn đói, nạn dốt tiếp tục hoành hành
Chính quyền cách mạng còn trong trứng nước, thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, quản lí đất nước, nền tài chính quốc gia trống rỗng
Chủ trương, biện pháp của
Đảng và Bác Hồ
Có những biện pháp giải quyết nạn đói, nạn dốy
Bầu cử Quốc hội(6-1-1946)
Nhân dân tập trung đấu tranh chống kẻ thù xâm lược với những sách lược hết sức mềm dẻo, khôn khéo
Trứic 6-3-1946, thực hiện sách lược nhân nhượng với Tưởng để tiến hành kháng Pháp ở Nam Bộ
T3-1946, kí hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 đẩy 20 vạn quân Tưởng về nước, loại bớt kẻ thù, kéo dài thời gian hòa bình quý báu, chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến lâu dài
Thực dân pháp xâm lược nước ta lần thứ hai 1845-1954
Kháng chiến bùng nổ
Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chúng ta phải hạ vũ khí đầu hàng
Ngày 19-12-1946, Đảng và Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Các bước phát triển của cuộc kháng chiến
Đường lối kháng chiến của
Đảng và Bác Hồ
Đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến và dựa vào sức mình là chính
Với đường lối trên dân tộc ta bước vào cuộc trường kì kháng chiến trên tất cả mặt trận, đặc biệt là mặt trận quân sự
Kìm chân địch trong các
thành phố, thị xã
Thời kì đầu, Pháp thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, kết thúc chiến tranh bằng thắng lợi quân sự. Chúng nhanh chóng chiếm các thành phố, thị xã
Đảng và Bác Hồ đề ra chủ trương kìm chân địch trong thành phố, rút dần lực lượng chủ lực và nhân dân lên chiến khu và các vùng tự do
Sau gần 2 tháng, quân dân Thủ đo đã kìm chân địch trong các thành phố, gây cho chúng những thiệt hại nặng nề. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch bước đầu thất bại
Chiến dịch Việt Bắc
thu -đông 1947
Với những thất bại đầu tiên, Pháp huy động 12000 quân ào ạt tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực, cơ quan đầu não và căn cứ địa kháng chiến của ta
Quân và dân ta đã biến Việt Bắc thành mồ chôn giặc Pháp
Sông Lô đầy xác ca nô tàu chiến của giặc
Đường số 4 trở thành đường chết của Pháp
Hơn 6000 tên địch bị tiêu diệt
Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch hoàn toàn thất bại. Cục diện kháng chiến thay đổi
Chiến dịch Biên giới
thu- đông 1950
Được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve nhằm khóa chặt biên giới Việt-Trung
Thu- đông 1950, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt -Trung
Chiến dịch toàn thắng, hơn 8300 tên địch bị tiêu diệt
Ta giành lại thế chủ động, Pháp bị đẩy vào thế bị động đối phó với ta
Chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ
Từ 1951 ta tiếp tục giữ thế chủ động trên chiến trường
Giữa 1953, được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Na-va nhằm chuyển bại thành thắng
Quân dân ta mở chiến dịch thu- đông 1953-1954, buộc Pháp phải phân tán lực lượng đối phó với ta, kế hoạch Na-va bước đầu phá sản
Từ 20-11-1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ
Đầu tháng 3-1954 lực lượng địch lên tới 16200 tên, với đầy đủ vũ khí hiện đại nhất bấy giờ
Cuối 1953 công tác chuẩn bị của ta cho chiến dịch diễn ra khẩn trương
Ngày 13-3-1954 quân ta nổ súng bắt đầu chiến dịch
Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng, với 3 đợt tấn công, chiều 7-5-1954 lá cờ chiến thắng của ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch
Với chiến thắng này Pháp buộc phải kí hiệp định Giơ-ne- vơ kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương
Chiến thắng ĐBP mãi mãi đi vào lịch sử, vang vọng khắp 5 châu, trấn động địa cầu, cổ cũ mạnh mẽ phong trào đứng lên giành độc lậo của các dân tộc
Hiệp định giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng. Nó đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta song chưa chọn vẹn vì mới giải phóng được miền bắc
Với hiệp định giơnevơ pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược rút hết quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Thực dân pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất 1858-trước 1945
Sau khi thực dân pháp xâm chiếm thành công Đông Dương( trong đó có Việt nam) Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ riêng lẻ là Bắc kỳ(bảo hộ), trung kỳ (bảo hộ ), nam kỳ (thuộc địa); cùng 2 xứ bảo hộ là Ai Lào( lào), Cao Miêu(campuchia). Vùng đất này được gọi là liên bang Đông Dương( hay Đông Dương thuộc pháp )
Kháng chiến chống Mĩ
Tình hình nước ta sau 1954
Sau khi hiệp định Giơ-ne- vơ được kí kết, đất nước ta tạm thời chia thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
Miền Bắc hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội, miền nam vẫn dưới ách thống trị của Mĩ ngụy
Nhiệm vụ từng miền: miền bắc làm nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền nam thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Các giai đoạn cách mạng
Việt Nam từ 1954-1975
Từ 1954-1965
Cách mạng miền Bắc
Từ 1954-1957
Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mang lại ruộng đất cho người dân
Hoàn thành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, nhất là nông nghiệp
Từ 1958-1960
Cải tạo xã hội, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, xóa bỏ các thành phần kinh tế bóc lột
Bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là nền kinh tế quốc doanh tập thể
Từ 1961-1965
Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, cải thiện đời sống nhân dân
Miền Bắc trở thành hậu phương lớn, cung câo nhiều sức người sức của cho miền Nam
Cách mạng miền Nam
Từ 1954-1960
Từ 1954-1958, quân dân miền Nam tiến hành đấu tranh chính trị, gìn giữ lực lượng, đòi Mĩ và tay sai thi hành hiệp định
Cuối 1958 trở đi, đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai điên cuồng khủng bố cách mạng
1959-1960 phong trào Đồng khởi nổ ra ở Bến Tre làm hệ thống chính quyền tay sai đứng trước nguy cơ sụp đổ
Từ 1961-1965
Mĩ đề ra chiến lược "chiến tranh đặc biệt"
Quân dân miền Nam giành thắng lợi trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị
Trận Ấp Bắc vang dội(1-1963)mỏ ra phong trào " thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công"
Đầu 1965 chiến tranh đặc biệt hoàn toàn thất bại
Từ 1965-1973
Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược
"Chiến tranh cục bộ" của Mĩ
Từ cuối 1964- đầu1965, Mĩ thực hiện " chiến tranh cục bộ" ở miền Nam
Quân ta giành thắng lợi ở Vạn Tường(8-1965), chiến thắng mùa khô 1965-1966 và 1966-1967
Mùa xuân 1968, Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh cục bộ thất bại
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ
Từ 5-8-1964 đến1-11-1968, quân ta bắn rơi 4243 máy bay, bắt sống hàng nghìn giặc lái, bắn cháy và bị thương 143 tàu chiến
Ngày 1-11-1968 Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
Quân dân miền Nam
chống" VN hóa chiến tranh"
và " Đông Dương hóa chiến tranh
Đầu 1969, chiến lược" VN hóa chiến tranh","Đông Dương hóa chiến tranh","Khơ-me hóa chiến tranh" ra đời
Thắng lợi mùa xuân 1972 ở miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố" Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược
Quân dân miền Bắc đánh bại
chiến tranh phá hoại lần 2
Đầu 1972, Mĩ cho không quân hải quân đánh phá miền bắc
Trong 12 ngày đêm cuối 1972, Mĩ sử dụng trên 700 lần máy bay B52, gần 4000 máy bay chiến thuật trút xuống HN, HP với 10 vạn tấn bom
Quân ta thực hiện trận" Điện Biên Phủ" trên không và giành thắng lợi oanh liệt: bắn rơi 81 máy bay Mĩ(34B52,5F.111)
Ngày 27-1-1973 Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
Từ 1973-1975
Miền bắc nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, chi viện sức ngừii, sức của cho tiền tuyến
Cuối1974-đầu 1975 quân dân miền Nam giành thắng lợi to lớn trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao
Kế hoạch giải phóng miền Nam tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân 1975 bằng 3 chiến dịch:chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh
Sau gần 2 tháng kiên cường chiến đấu đất nước đã hoàn toàn thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội