Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Địa hình Việt Nam (Trung du và miền núi Bắc Bộ (Thiên nhiên và tài nguyên,…
Địa hình Việt Nam
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Thiên nhiên và tài nguyên
Gồm 2 tiểu vùng: Tây Bắc và Đông Bắc
Tây Bắc là vùng chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Là
nơi có địa hình cao nhất , bị chia cắt và hiểm trở nhất Việt
Nam.Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình.
Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Có 4
cánh cung lớn. Là vùng có nhiều khoáng sản và tiềm năng
thủy điện phong phú, dồi dào nhất nước ta
Con người và hoạt động kinh tế
Số dân của vùng là 11,5 triệu người(2002), mật độ dân số năm 1999 là 63 người/km2 (tây Bắc) và 136 người/km2 (đông bắc)
Hoạt động sx nông nghiệp chính của vùng là trồng cây công nghiệp, cây làm thuốc, cây ăn quả, và chăn nuôi trâu bò
Tây nguyên
Thiên nhiên và tài nguyên
Gồm các tỉnh KomTum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông,
Lâm Đồng
Địa hình chủ yếu là các cao nguyên lượn sóng. Sườn
của các khối núi, dãy núi đổ xuống các đồng bằng nhỏ hẹp
ven biển
Dân cư và hoạt động kinh tế
Tài nguyên chủ yếu là cao nguyên phủ đất đỏ bazan
thuận lợi trồng cây công nghiệp , chăn nuôi... Tài nguyên
rừng, động vật quý hiếm, khoáng sản trữ lượng lớn
ĐBSông hồng
là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng vị trí, diện tích
thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh và thành phố
-diện tích: 15.000 km², chiếm 4,6% diện tích của cả nước.
Gồm 2 thành phố và 9 tỉnh
Địa hình tương đối bằng phẳng, lớp đất phù sa lớn được
hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bù đắp
Tài nguyên khoáng sản không nhiều, lớn nhất là than nâu
ngoài ra có tiềm năng lớn về khí đốt
ĐB Sông Cửu Long
Gồm 13 tỉnh có diện tích tự nhiên 29734km2 và dân số
16,7 triệu người năm 2002
Là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta có địa hình
tương đối bằng phẳng
Khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo và ít thiên
tại thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Tài nguyên chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, nhiều diện
tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản và những vùng đất
phèn, đất mặn được cải tạo cho sản xuất nông lâm nghiệp,
Số dân vùng là 16,1 triệu người với mật độ trung bình : 406 người/km2 (1999)
là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.
Đông Nam Bộ
Có diện tích 23550km2 gồm tp HCM và 5 tỉnh
ĐNB là một dải đất cao hơi lượn sóng chuyển tiếp từ cao
nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long
ĐNB có tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí ở vùng thềm lục địa và gần các ngư trường lớn, hải sản phong phú
Nguồn lao động khá dồi dào, có kĩ thuật, nhạy bén với tiến bộ KH-KT và tính năng động cao với sx hàng hóa
Duyên Hải Miền Trung
Gồm Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ có diện
tích 51513km2. Đây là 1 dải đất hẹp kéo dài theo chiều Bắc
Nam bên sườn đông của dãy Trường Sơn
Khí hậu khắc nghiệt nhất so với các vùng khác, sông
ngòi ngắn, ít phù sa
Có khá nhiều tài nguyên như sắt, crom, titan, thiếc, đá
quý,... tài nguyên lâm nghiệp, tài nguyên biển
Biển Đông các đảo và quần đảo
Là vùng biển lớn tương đối kín trải dài từ khoảng chí
tuyến Bắc đến vĩ tuyến Nam
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khá phức tạp, có 9
nước nằm quanh, có nhiều tuyến đường hàng hải và hàng
không quốt tế quan trọng
nước ta có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó vùng biển Đông
Bắc có trên 3.000 đảo, Bắc Trung bộ trên 40 đảo, còn lại nằm ở
vùng biển Nam Trung bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa