Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ĐỊA LÝ THẾ GIỚI (Châu Á (Điều kiện tự nhiên (Núi, sơn nguyên, cao nguyên…
ĐỊA LÝ THẾ GIỚI
Châu Á
Điều kiện tự nhiên
- Núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm tới 3/4 diện tích, chỉ có 1/4 diện tích là đồng bằng.
- Các kiểu địa hình: núi, sơn nguyên, thung lũng, đồng bằng, bồn địa... nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bề mặt châu lục bị chia cắt mạnh.
- Địa hình châu Á rất phức tạp và đa dạng.
- Các hệ thống núi và sơn nguyên cao, đồ sộ, hiểm trở nhất thế giới tập trung ở vùng gần trung tâm châu lục .
- Do lãnh thổ kéo dài từ vùng gần cực Bắc tới vùng xích đạo nên châu Á trải qua nhiều đới khí hâu: đới khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Lãnh thổ rộng lớn, địa hình phân hóa phức tạp, nên từ đông sang tây châu Á có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Lê-na, Hoàng Hà, Mê Công.., có nhiều hồ lớn, sâu nhất thế giới: Ca-xpi (371 000km2), Aran (66 458 km2)...
- Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, từ bắc xuống nam có các đới cảnh quan thiên nhiên chủ yếu là: hoang mạc cực, đồng rêu, rừng lá kim, rừng lá rộng, thảo nguyên, hoang mạc, rừng nhiệt đới ẩm gió mùa...
Dân cư
- Số dân: 3 766 triệu người (chưa tính Liên Bang Nga thuộc châu Á). Tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,3% (năm 2002)..
- Thành phần chủng tộc đa dạng. Đây là nơi sinh sống của 2 chủng tộc lớn trên thế giới. Đây cũng là nơi ra đời của các tôn giáo lớn.
- Châu Á có nền văn minh cổ đại và trung đại rực rỡ.
Vị trí địa lí
- Đây là châu lục rộng lớn nhất trong số 6 châu lục trên thế giới và có dạng hình khối.
- Nằm kéo dài từ vùng cực Bắc cho tới vùng xích đạo.
- Tiếp giáp với châu Âu ở phía tây, phía tây nam giáp châu Phi và các biển Hắc Hải, Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương. Ba mặt khác tiếp giáp với đại dương: Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương,Thái Bình Dương.
Hoạt động kinh tế
- Nhật Bản là cường quốc công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
- Một số nước là vùng lãnh thổ công nghiệp mới của châu lục như: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.
- Phần lớn các nước là những nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân còn thấp.
- Châu Á có các quốc gia đông dân có nền kinh tế phát triển nhanh và một số ngành công nghiệp hiện đại (công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử...,) như: Trung Quốc, Ấn Độ.
Châu Âu
Điều kiện tự nhiên
- Châu Âu có 2/3 diện tích là đồng bằng.
- Khí hậu: Phần lớn châu lục có khí hậu ôn đới, chỉ có một phần nhỏ ở phía Bắc vòng cực là có khí hậu hàn đới.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Cảnh quan tự nhiên chính là rừng lá rộng, lá kim, thảo nguyên. Châu Âu không có hoang mạc.
Dân cư
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 0,1% (năm 2002).
- Mật độ dân số trên 70ng/km2 (chỉ sau châu Á).
- Mức độ đô thị hóa cao nhất thế giới (75% dân số sống ở đô thị).
- Số dân là 728 triệu người (kể cả dân số Liên Bang Nga thuộc châu Á).
Vị trí địa lí
- Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 36 độ B-71 độ B.
- 3 mặt giáp biển và đại dương, bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, vịnh...
Hoạt động kinh tế
- Phần lớn các quốc gia châu Âu có nền kinh tế phát triển cao.
- Nền nông nghiệp thâm canh phát triển ở trình độ cao, chăn nuôi có tỉ trọng cao hơn trồng trọt.
- Châu Âu tiến hành công nghiệp hóa sớm nhất thế giới. Đây là châu lục có nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển của thế giới: Đức, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Hà Lan...
- Có nền kinh tế dịch vụ phát triển với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm tài chính, ngân hàng... đứng hàng đầu thế giới.
- Là trung tâm kinh tế lớn của thế giới (đứng thứ 2 sau Bắc Mĩ)
- Tuy nhiên, giữa các khu vực của châu Âu còn có sự phát triển không đều. Tây, Bắc Âu có nền kinh tế phát triển cao. Nam Âu, Đông Âu có nền kinh tế phát triển chưa cao.
-
Châu Phi và châu Mĩ
Châu Phi
Điều kiện tự nhiên
- Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, châu Phi là châu lục nóng nhất so với các châu lục khác trên thế giới.
- Mạng lưới sông ngòi kém phát triển và phân bố không đều.
- Bề mặt tương đối bằng phẳng với các dạng địa hình chính là các sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng, đồng bằng cao và bồn địa.
- Cảnh quan hoang mạc và xa van chiếm diện tích lớn và rất điển hình ở châu Phi.
- Là một khối cao nguyên lớn có độ cao trung bình là 750m.
Dân cư
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 2,4%.
- Dân cư phân bố tập trung ở vùng duyên hải nhất là ven Địa Trung Hải, ven vịnh Ghi Nê, bờ biển tây nam châu Phi và vùng thung lũng sông Nin.
- Số dân châu Phi là 839 triệu người (2002).
- Trong những năm gần đây, châu Phi có tốc độ phát triển dân số nhanh nhất thế giới, dẫn đến bùng nổ dân số và đại dịch AIDS, xung đột sắc tộc.
Vị trí địa lí, hình dạng
- Phần lớn diện tích châu Phi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
- Nối liền với châu Á bởi eo đất hẹp, kênh đào Xuy-ê cắt qua eo đất này.
-
Hoạt động kinh tế
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chính, nhưng hạn hán triền miên => bị nạn đói đe dọa.
- Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây công nghiệp nhiệt đới chiếm vị trí quan trọng nhất, được trồng nhiều trong các đồn điền nhằm mục đích xuất khẩu.
- Phần lớn các quốc gia châu Phi có nền kinh tế lạc hậu.
- Cây lương thực được canh tác chủ yếu theo hình thức nương rẫy, sản lượng thấp không đáp ứng nhu cầu.
- Một số nước có nền công nghiệp tương đối phát triển: Cộng hòa Nam Phi, Li-bi, Ai-cập, An-giê-ri.
Châu Mĩ
Điều kiện tự nhiên
- Do sự ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu châu Mĩ còn có sự phân hóa theo chiều tây - đông. Ở vùng núi cao khí hậu còn phân hóa theo độ cao và hướng sườn.
- Mạng lưới sông ngòi dày đăc tỏa rộng, tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông lớn với nhiều phụ lưu, điển hình là sông A-ma-zôn và Mi-xi-xi-pi.
- Phần lớn Bắc Mĩ nằm trong vòng đai khí hậu ôn hòa, Trung và Nam Mĩ phần lớn nằm trong vòng đai khí hậu nhiệt đới.
- Cảnh quan thiên nhiên phân hóa đa dạng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây và theo chiều cao.
- Địa hình chia làm 3 miền: phía tây là hệ thống núi trẻ, cao, đồ sộ. Phía đông là miền núi già thấp. Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn.
Vị trí địa lí
- Nằm hoàn toàn ở bán cầu tây, cách xa các châu lục khác và là châu lục trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng gần cực Bắc đến vùng gần cực Nam.
- Gồm lục địa Bắc Mĩ và lục địa Nam Mĩ ngăn cách bởi kênh đào Pa-na-ma.
Dân cư
- Là vùng đất của những người nhập cư, các chủng tộc trên thế giới => thành phần chủng tộc đa dạng.
- Ngoài văn hóa cổ của người Anh-điêng, phần lớn các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu: văn hóa Ănglô-xắc-xông và văn hóa La-tinh.
- Là châu lục có nhiều quốc gia nhưng sử dụng ít ngôn ngữ.
Hoạt động kinh tế
- Trung và Nam Mĩ gồm các nước đang phát triển có nền kinh tế kém phát triển hơn Bắc Mĩ.
- Một số nước công nghiệp mới của khu vực có nền kinh tế tương đối mạnh: Mê-hi-cô, Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-ê-la.
- Bắc Mĩ có 2 nước có nền kinh tế phát triển cao là Hoa Kì và Ca-na-đa. Đây là trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.