Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
KHOA HỌC TRÁI ĐẤT (HỆ MẶT TRỜI (Hệ Mặt Trời có các đặc điểm chính (Người…
KHOA HỌC TRÁI ĐẤT
VŨ TRỤ
Một số khái niệm
Vũ trụ
Vô cùng rộng lớn, không giới hạn trong đó có vô vàn vật thể có kích thước khác nhau luôn luôn chuyển động
Vũ trụ gồm hàng tỉ Thiên hà, dải Ngân Hà có hệ Mặt Trời của chúng ta là một trong số đó
Dải Ngân Hà
Tập hợp của khoảng 150 tỉ ngôi sao, có dạng thấu kính lồi với đường kính 100 000 năm ánh sáng, dày 12 000 năm ánh sáng
Dải có cấu trúc xoắn ốc, chu kì tự quay quanh trục là 180 triệu năm, tốc độ chuyển động đạt tới 250 km/s
Sao (Star): các thiên thể có kích thước lớn và tự phát sáng được
Hành tinh (Planet): các thiên thể có kích thước nhỏ hơn các sao gấp nhiều lần, không tự phát sáng được và thường chuyển động quanh các sao
Vệ tinh (Satellite): Thiên thể chuyển động xung quanh các hành tinh, có kích thước nhỏ và các đặc tính tương tự như các hành tinh
Tiểu hành tinh (Micro planet)
Có đặc tính tương tự như các hành tinh nhưng có kích thước nhỏ hơn nhiều
Trong hệ Mặt Trời có lượng rất lớn các tiểu hành tinh, tập trung nhiều nhất vào khoảng giữa Hỏa tinh và Mộc tinh
Sao chổi và các thiên thạch: là các vật thể có kích thước nhỏ, chuyển động có quy luật hay không có quy luật trong không gian vũ trụ
Nguyên nhân hình thành vũ trụ
Theo thuyết Bigbang, vũ trụ được hình thành từ vụ nổ lớn cách đây khoảng 15 tỉ năm
Bằng chứng chứng minh cho giả thuyết
Vật chất cấu tạo nên các thiên thể trong vũ trụ đồng nhất
Bức xạ tàn dư của vũ trụ sau vụ nổ lớn do vệ tinh vũ trụ Côbe thu được
Vũ trụ đang giãn nở
HỆ MẶT TRỜI
Hệ Mặt Trời
Gồm có: Mặt Trời nằm ở trung tâm, chuyển động xung quanh là 9 hành tinh, các tiểu hành tinh và các sao chổi
Bán kính trung bình của hệ Mặt Trời là 6 tỉ km. Hệ nằm cách xa trung tâm của dải Ngân Hà 30 000 năm ánh sáng
Mặt trời
Là một quả cầu khí cháy trong dải Ngân Hà, đường kính 1 392 106 km
Thành phần: 70% là khí hiđro, 29% là khí hêli, 1% là các chất khí khác
Tỉ trọng trung bình nhỏ , do kích thước lớn nên khối lượng vẫn gấp 333 000 lần so với Trái Đất chiếm 99,8% khối lượng toàn hệ
Nhiệt độ bên ngoài khoảng 6 000 độC, trong lòng có thể đạt tới 20 triệu độC. Nguồn nhiệt có được nhờ các phản ứng nhiệt hạch, hạt nhân
Tự quay quanh trục với thời gian để hoàn thành một vòng là 27,35 ngày đêm
Có chu kì hoạt động mạnh yếu khác nhau. Khi hoạt động mạnh có thể gây ra hiện tượng cực quang, bão từ... trên Trái Đất
Hệ Mặt Trời có các đặc điểm chính
Tất cả các hành tinh đều chuyển động xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo gần tròn
Các hành tinh chuyển động trên quỹ đạo theo chiều thuận thiên văn
Mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh gần trùng khớp nhau, phần lớn không quá 4 độ
Các sao chổi, thiên thạch chuyển động tuy có phức tạp hơn nhưng chúng vẫn biểu hiện quy luật chung
Hướng chuyển động tự quay quanh trục là ngược chiều kim đồng hồ
Người ta chia làm 2 nhóm
Nhóm các hành tinh nội
Gồm Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh
Đặc điểm: kích thước nhỏ, tỉ trọng trung bình lớn, tốc độ tự quay quanh trục chậm
Nhóm các hành tinh ngoại
Gồm: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh và Diêm vương tinh
Đặc điểm: kích thước lớn, tỉ trọng trung bình nhỏ, tốc độ tự quay quanh trục nhanh và có nhiều về tinh
Sự hình thành các sao, hành tinh
Sao được hình thành từ một đám mây khí và bụi. Để duy trì sự tồn tại, sao đất nhiên liệu như H2, C,..
Về nguồn gốc của Mặt Trời, các hành tinh và Trái Đất
Mặt Trời và các thành viên trong hệ Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỉ năm từ một đám mây bụi khí rất lớn có bán kính khoảng 10^3 đơn vị thiên văn
Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải vương tinh lại được hình thành không chỉ từ các đám mây nguyên thủy mà cả những khi bị bốc hơi từ trong ra
HÌNH DẠNG VÀ CẤU TẠO BÊN TRONG TRÁI ĐẤT
Hình dạng kích thước trái đất và hệ quả
hình dạng, kích thước
hình dạng
có dạng hình cầu nhưng không phải khối cầu hoàn hảo
dẹt ở 2 cực nên gọi là một khối elipxôit
độ dẹt có cả ở xích đạo nhưng rất nhỏ (đường xích đạo cũng là một đường elip)
những số liệu chính xác có được gần đây cho thấy hình dạng trái đất rất phức tạp (không giống bất kì một hình học nào) => người ta gọi đó là hình trái đất hay Giêôit (Geoid)
kích thước
diện tích bề mặt: 510200 km2
thể tích: 1083. 10^12 km3
bán kính trung bình: 63711 km
các hệ quả chính
mặt phẳng xích đạo chia trái đất thành 2 nửa bán cầu Bắc Nam đói xứng nhau => ở 2 nửa cầu có nhiều hiện tượng tự nhiên đối xứng và trái ngược nhau
càng lên cao, cách xa mặt đất, tầm nhìn của con người về phía chân trời càng mở rộng
làm cho các tia sáng song song của mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đấtở các vĩ độ khác nhau dưới các góc khác nhau(góc nhập xạ) =>trường nhiệt giảm dần từ xích đạo xuóng 2 cực
thể tích trái đất nhỏ nhưng lại chứa được một lượng vật chất tối đa. vật chất càng vào trung tâm càng bị nén chặt. trái đất phân chia thành nhiều khối đồng tâm
làm cho bề mặt của nó thường xuyên có một nửa được chiếu sáng và một nửa nằm trong bóng tối
trái đất có kích thước và khối lượn trung bình so với những hành tinh khác => giữ được một lớp khí quyển vừa phải, thành phần thích hợp, đủ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự sống hình thành,tồn tại và phát triển
cấu tạo bên trong của trái đất
bao manti (lớp trung gian)
thành phần chủ yếu: các đá siêu bazơ, giàu các ôxit mangan,sắt,silic
nhiệt độ tăng từ ngoài vào: 500độ C ở lớp trên đến 2000-2500 độ C ở nơi tiếp xúc với nhân
giới hạn: từ vỏ trái đất tới độ sâu 2900 km
trạng thái: dẻo quánh (điều kiện: nhiệt độ cao, áp suất cao) => có sự đối lưu vật chất
chiếm 83% thể tích và 68,5% khối lượng trái đất
là nơi bắt nguồn của các quá trình kiến tạo và mắcma
nhân trái đất
chiếm 16% thể tích và 31% khối lượng trái đất
Độ dày
Nhân ngoài: từ 2900 kn tới độ sâu 5100 km
Nhân trong: từ 5100km tới tâm trái đất
là thành phần trung tâm
Trong tâm: áp suất lên tới 3.5 triệu atm, nhiệt độ đạt khoảng 5000 Độ C
Thành phần chủ yếu: silic, sắt và có sự chuyeenr động không ngừng => Trái đất có từ tính
lớp vỏ
chỉ chiếm 1% thể tích và 0.5% khối lượng trái đất
thành phần hóa học chủ yếu là silic và nhôm
là lớp trên cùng
độ dày
trên lục địa: trung bình từ 30-40 km, ở miền núi có thể lên tới 70-80km
dưới đại dương: 6-15 km
VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
Vận động tự quay quanh trục
Hướng tự quay của trái đất theo chiều thuận thiên văn (ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ bắc thiên cực ) nói cách khác nó tự quay theo chiều từ tây sang đông
Vận tốc tự quay (vận tốc dài) của trái đất ở các vĩ độ là khác nhau và theo hướng giảm dần từ xích đạo về cực. Cụ thể ở xích đạo v= 464m/s
Trái đất tự quay 1 vòng xung quanh trục hết 1 ngày đêm(trung bình: 24 giờ)
Tốc độ ở các vĩ độ được tính theo công thức v=464.cos (m/s)
Các hệ quả
Hiện tượng ngày đêm
Do có sự phối hợp giữa hình dạng và hiện tượng tự quay quanh trục nên bề mặt trái đất của chúng ta có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau liên tục, sinh ra nhịp điệu ngày đêm
Nhờ tốc độ tự quay khá kớn và nhịp điệu ngày đêm làm cho chế độ nhiệt trên trái đất được điều hòa . Nhịp điệu ngày đêm cũng tạo ra tính nhịp điệu của nhiều thành phần tự nhiên và cả hoạt động của con người
Giờ địa phương
Do trái đất có hình khối cầu nên khu vực giờ số 0 trùng với khu vực giờ số 24 nhưng ở 2 ngày khác nhau. Để tránh những phiền phức trong giao thông, giao dịch quốc tế,.. người ta quy ước chọn kinh tuyến 180 ở giữa múi giờ số 12 làm đường chuyển ngày quốc tế
Nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến chuyển ngày thì phải chuyển sớm lên 1 ngày, còn nếu đi theo hướng từ đông sang tây qua kinh tuyến chuyển ngày thì phải chuyển lùi lại thêm 1 ngày
Trái đất tự quay theo chiều từ tây sang đông nên trong cùng 1 thời điểm các kinh tuyến khác nhau nhìn thấy mặt trời ở các vị trí khác nhau. Năm 1884, Hội nghị quốc tế đã thống nhất chia trái đất thành 24 múi giờ và quy định lấy giờ của kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuych làm giờ quốc tế và được đánh số 0
Tạo ra cơ sở để hình thành hệ thống kinh tuyến-vĩ tuyến trên trái đất
Giao tuyến giữa bề mặt trái đất với các mặt phẳng chứa trục là kinh tuyến. Mặt phẳng xích đạo đi qua tâm trái đất và vuông góc với trục trái đất cắt bề mặt trái đất theo 1 đường tròn lớn gọi là đường xích đạo
Các vĩ tuyến trên bề mặt trái đất là những vòng tròn song song với đường xích đạo
Trong khi trái đất tự quay, tất cả các điểm đêuf di chuyển, riêng có hai điểm không di chuyển đó là cực bắc và cực nan của trái đất
Hệ thống kinh vĩ tuyến là cơ sở để xác định tọa độ địa lí, phương hướng và không thể thiếu trong trắc địa, bản đồ, hàng hải, hàng không, quân sự, vật lí thiên văn,...
Sự lệch hướng của các vật thể chuyển động theo hướng kinh tuyến
Tất cả các vật thể chuyển động trên bề mặt trái đất đều chịu 1 sự lệch hướng về bên phải ở nửa cầu bắc và về bên trái đối với nửa cầu nam theo hướng chuyển động
VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ
Sự vận động của trái đất quanh mặt trời
Do quỹ đạo hình elip nên vào các ngày 3 tháng 1, trái đất ở điểm cận nhiệt (cách mặt trời 147 triệu km ) và vào ngày 5 tháng 7 trái đất ở điểm viễn nhiệt ( cách mặt trời 152 triệu km)
Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời theo 1 quỹ đạo elip gần tròn, dài 993040000 km
hướng chuyển động của trái đất quanh mặt trời cũng là hướng từ tây sang đông ( ngược chiều kim đồng hồ)
Trái đất chuyển động với vận tốc trung bình 29,8 km/s. Để hoàn thành trọn 1 vòng trên quỹ đạo nó phải cần tới 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây
Trong quá trình chuyển động trục trái đất luôn nghiêng 66°33" so với mặt phẳng hoàng đạo, người ta gọi đó là chuyển động tịnh tiến
Các hệ quả
Hiện tượng các mùa hay sự thay đổi các thời kì nóng lạnh trong năm và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau
Sự luân phiên nóng lạnh đối với mỗi nửa cầu
Từ ngày 21/3 đến ngày 23/9 nửa cầu bắc chúc về mặt trời nên nhận được nhiều nhiệt và đây là mùa nóng của nửa cầu bắc và là mùa lạnh của nửa cầu nam
Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 của năm sau, nửa cầu nam lại chúc về phía mặt trời nên vào khoảng thời gian này là mùa nóng của nửa cầu nam và là mùa lạnh của nửa cầu bắc
Độ dài ngày đêm
Từ ngày 21/3 đến 23/9 nửa cầu bắc được chiếu sáng nhiều hơn nên có ngày dài hơn đêm. Ngày sẽ dài dần từ 21/3 tới 22/6, sau khi đạt cực đại vào 22/6 ngày sẽ ngắn dần cho tới 23/9. Trong thời gian này nửa cầu nam có ngày ngắn đêm dài
Từ 23/9 đến 21/3 tình hình sẽ ngược lại, ngày dài đêm ngắn đối với nửa cầu nam và ngày ngắn đêm dài đối với nửa cầu bắc
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn không phải nơi nào cũng như nhau
Năm lịch
Năm lịch được quy định lấy tròn 365 ngày ( cứ sau 3 năm lại có 1 năm nhuận 366 ngày ). Mỗi năm quy ước chia làm 12 tháng , số ngày trong tháng không đều nhau và cũng là do quy ước, năm nhuận sẽ có tháng 2 thêm 1 ngày là 29 ngày
Trong 1 năm người ta chia ra làm các mùa, các mùa thay đổi theo vĩ độ. Xích đạo quanh năm nóng, các vĩ độ gần chí tuyến có biểu hiện 4 mùa(xuân,hạ,thu,đông)
Trái đất chuyển động trọng1 vòng trên quỹ đạo tạo ra 1 đơn vị đo thời gian cơ bản là năm thiên văn, làm cơ sở để xây dựng năm lịch phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới
Sự chuyển động biểu kiến của mặt trời giữa 2 chí tuyến
Ngày 21/3 tia mặt trời chiếu vuông góc với xích đạo, sau ngày này mặt trời dịch chuyển về nửa cầu bắc đến ngày 22/6 tia sáng mặt trời chiếu thẳng vuông góc với chí tuyến
Sau ngày 22/6 tia sáng mặt trời dịch chuyển về phía xích đạo, đến ngày 23/9 tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với xích đạo
Do trục trái đất nghiêng 1 góc không đổi trên mặt phẳng quỹ đạo nên trong 1 năm chỉ các khu vực giữa 2 chí tuyến có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh
Sau ngày 23/9 mặt trời dịch chuyển về nửa cầu nam, đến ngày 22/12 tia mặt trời chiếu thẳng góc với chí tuyến nam
Thường có ảo giác là mặt trời trong năm có sự di chuyển lên,xuống từ từ trong khu vực giữa 2 chí tuyến.Đó là sự chuyển biểu kiến của mặt trời trong năm.Thực tế Mặt trời không chuyển động mà do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời
Sau ngày 22/12 mặt trời dịch chuyển về phía xích đạo và đến ngày 21/3 tia mặt trời lại chiếu thẳng góc với xích đạo
Các vành đai khí hậu
Chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời tạo ra 1 hệ quả là sự hình thành của các vành đai khí hậu theo vĩ độ(các đới khí hậu)
Trái đất còn tham gia vào chuyển động của hệ trái đất -mặt trăng. Chuyển động này cũng gây ra nhiều hệ quả có liên quan trực tiếp với con người và tự nhiên: sóng triều và là cơ sở để xây dựng âm lịch
MỘT SỐ THÀNH PHẦN
LỚP VỎ ĐịA LÍ
Các lục địa và đại dương
Các đại dương
4 đại dương
Thái Bình Dương: 179,6 triệu km2
Đại Tây dương: 93,4 triệu km2
Ấn Độ Dương: 74,9 Triệu km2
Bắc Băng Dương: 13,1 triệu km2
Đại dương nóng nhất là Thái Bình Dương
Lạnh nhất là Bắc Băng Dương
Câc đại dương trên thế giới đều thông nhau nên
có thể gọi là đại dương thế giới
Sông
Là những dải trũng dốc một chiều
Trong đó nước chảy thường xuyên
dưới tác dụng của trọng lực
Các lục địa
Các đảo ven lục địa: 9,2 triệu km2
Tổng diện tích các lục địa và
các đảo ven lục địa là 149 triệu Km2
6 lục địa
Á- Âu : 50,7 triệu km2
Bắc Mĩ : 20,3 triệu km2
Phi: 29,9 triệu km2
Nam Mĩ: 18.1 triệu km2
Nam Cực: 13,9 triệu km2
Ô-xtray-li-a: 7,6trieeuj km2
Một số khái niệm
về các dạng địa hình
Miền núi
Là những phần của trái đất nhô lên rất cao so với mực nước biển hay độ cao của các đồng bằng lân cận
Đặc điểm: mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu rất lớn
Cao nguyên
Những bộ phận lớn của lục địa nhô cao hơn so với các khu vực xung quanh
Bị chia cắt sâu mạnh nhưng chia cắt ngang tương đối yếu
sơn nguyên
Những khu vực rộng lớn bao gồm cả các dãy núi, khối núi, cao nguyên
Bị chia cắt không chỉ bởi thung lũng mà còn bởi cả các lòng chảo rộng và phẳng
Đồng bằng: những khu vực rộng lớn của lục địa bao gồm trong đó nhiều khoảng rộng phẳng có nguồn gốc phát sinh và cấu tạo địa chát khác nhau
Trung du: là khu vực mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, gồm nhiều đồi thấp ngăn cách nhau bởi các thung lũng tương đối rộng
Khí quyển
Cấu trúc của khí quyển
Tầng bình lưu
nằm ở giới hạn của tầng đói lưu lên đén đọ cao 80km
phân thành
tầng bình lưu lên đến đọ cao 50-60km
tầng giữa chiếm phần còn lại
đặc điểm
tầng bình lưu
chuyển động theo chiều ngang chiếm ưu thế
chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng yếu hẳn
nhiệt độ tăng theo chiều cao
tầng giữa
ở độ cao 80km áp suất khí quyển giảm chỉ còn 200 lần nhỏ hơn áp suất ở mặt đất
nhiệt độ giảm theo độ cao
Các Tầng Cao
phân thành
tầng ion
tầng khuếch tán
không ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết và khí hậu trên trái đất
Tầng đối lưu
Bề Dày không đồng nhất :
ở xích đạo được tính ở độ cao 15-17km,
còn ở cực chỉ khoảng 8m
Chiếm khoảng 80% khối lượng khồng khí trong khí quyển
đặc diểm
nhiệt độ không khí giảm theo chiều cao( trung bình 0,6 độ C/100m
không khí di chuyển mạnh the chiều thẳng đứng
tất cả các quá trình vật lí xảy ra trong tầng đối lưu đều có ý nghĩa quyeets định đến thời tiết và khí hậu trên trái đất
Thời tiết và khí hậu
trạng thái khí quyển gàn mặt đất thường xuyên bị thay đổi do các quá trình vật lí phức tạp
thời tiết
trạng thái khí quyển một nơi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định
biểu hiện bởi các trị số của nhiệt độ không khí , mây , mưa, gió... mà ta gọi lf các yếu tố khí tượng
khí hậu: là chế độ nhiều năm của điều kiện khí qyển hay chế độ trung bình nhiều năm của thời tiết
Thành phần của không khí
Không khí khô và trong sạch không có màu sắc, không mùi vị
Được cấu tạo bởi hai chất khí chính là Nitơ(78% thể tích) Và Oxi(gần 21%); 1% là các chất khí khác như ácgông Cacbonic, neon, hêli... (ít thay đổi theo chiều ngang cũng như chiều cao trong khí quyển; riêng cacbonic và ôzôn phân bố không đều và không ổn định do nguồn gốc phát sinh..)
Các đới khí hậu, kiểu
khí hậu trên trái đất
theo phân loại của côpen
(dựa vào chỉ tiêu nhiệt độ và
lượng mưa trung bình tháng và năm)
á nhiệt đới
(là đới khô nóng)
nhiệt độ tháng nóng nhất > 20độC
lượng mưa năm <= 2(T+7) (tính bằng cm; T là nhiệt độ trung bình năm)
ôn đới
nhiệt độ tháng lạnh nhất <18 độC nhưng > -3 độ C
lượng mưa năm khi lớn nhất:mùa hạ >2(T+14), mùa đông <2T
nhiệt đới ẩm
nhiệt độ tháng lạnh nhất >= 18 độC
lượng mưa năm >= 750mm
hàn đới
nhiệt độ trung bình tháng ấm nhất > 10 độ C
tháng lạnh nhất < -3 độ C, mùa đông tuyết phủ liên tục
cực đới
là đới băng tuyết
nhiệt độ của mỗi tháng ấm nhất cũng <10 độ C
theo phân loại của Alisop
trên mỗi bán càu có 4 đới khí hậu chính và 3 á đới: đói khí hậu xuchs đạo chung cho cả 2 bán cầu, á xích đaoh, nhiệt đới, á nhiệt đới,ôn đới, á cực đớivà khí hậu cực
mỗi đới khí hậu lại phân ra các kiểu khí hậu khác nhau
phân lọai khái quát
trái đất có 3 loại khí hậu chính
đói ôn đới (ôn hòa) : gồm á nhiệt đới và đới ôn đới
đới hàn đới: gồm đới á cực và cực
đới nhiệt đới: gồm cả đới khí hậu xích đạo ,á xích đạo và nhiệt đới