Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tìm hiểu khái quát về động vật (Khái quát về giới động vật (Ngành giun đốt…
Tìm hiểu khái quát về động vật
Đặc điểm chung của giới động vật
Gồm những cơ thể sinh vật nhân chuẩn.
Có cơ quan vận động và hệ thần kinh, giúp cho cơ thể có phản ứng nhanh với kích thích của môi trường
Sống dị dưỡng.
Động vật không có khả năng quảng hợp, chúng sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ từ cơ thể khác.
Động vật có hệ cơ và cơ quan vận động, giúp động vật di chuyển tích cực để tìm thức ăn, lẩn trốn kẻ thù
Hệ thần kinh phát triển đảm bảo cho chúng có khả năng phản ứng nhanh, điều chỉnh hoạt động của cơ thể, thích ứng cao với mọi biến đổi của môi trường.
Được chia làm hai phần: động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Động vật có xương sống:
Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương, có dây sống hoặc cột sống làm trụ.
Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi.
Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng.
Gồm: Nửa sống, Cá lưỡng tiêm, Cá
miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng
cư, Bò sát, Chim và Thú.
Động vật không xương sống :
-Không có bộ xương trong
-Bộ xương ngoài( nếu có) bằng kitin
-Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí
-Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng
Gồm : ruột khoang, giun sán kí sinh, ốc sên, giun đất
Khái quát về giới động vật
Ngành Ruột khoang
(Coelenterata)
Có cơ thể đối xứng tỏa tròn, có 2 lớp tế bào, có xoang tiêu hóa dạng túi thông với ngoài bằng lỗ miệng
Một số loài sứa và thủy tức có khả năng di chuyển bằng tua miệng; một số bám vào giá thể như san hô
Cơ thể bắt đầu xuất hiện tế bào thần kinh
Thức ăn là vụn bã hữu cơ, sinh vật phù du hoặc các động vật bé nhỏ khác
Sinh sản vô tính và hữu tính xen kẽ nhau
Ngành giun dẹp
Là những động vật có mức độ tổ chức thấp có cấu tạo đối xúng 2 bên có 3 lá phôi
Cơ thể có dạng 2 túi lồng vào nhau, có chung 1 lỗ miệng, túi ngaoif là bao mô bì cơ, túi trong là cơ quan tiêu hóa
Sống kí sinh, cơ quan vận chuyển tiêu giảm nhưng cơ quan bám phát triển
Có nhiều hệ cơ quan mới có tổ chức cao hơn Ruột khoang
Là cơ thể có cấu tạo cơ quan sinh sản lưỡng tính
Ngành thân mềm
(Mollusca)
Cơ thể đối xứng hai bên, một số mất đối xứng
Cơ thể gồm 3 phần : đầu,thân, chân, đa số có lớp vỏ đá vôi bọc bên ngoài
Cơ thể có thể xoang giả, chỉ có xoang bao tim và tuyến sinh dục
Hệ tuần hoàn hở, tim khá chuyên hóa gồm : tâm thất và tâm nhĩ
Hệ bài tiết là dạng biến đổi của hậu đơn thận
Đại diện : Chân bụng( ốc sên, ốc vặn...), Chân rìu( trai sông, ngao, hến), chân đầu( mực nang, mực ống...)
Ngành giun tròn
Đại diện: giun tròn, giun đầu gai, giun bụng lông, giun cước, trùng bánh xe...
Giun tròn đơn tính hệ sinh dục có cấu tạo đơn giản, hệ bài tiết không có hoặc dạng biến đổi của nguyên đơn thận
Cơ thể có tầng cutin bọc ngoài, lớn lên bằng lột xác
Là ngành có đại diện sống trong nước ngọt, nước mặn, đất ẩm hoặc kí sinh trong thực vật hoặc động vật
Ngành giun đốt
Có xoang cơ thể thứ sinh tham gia vào nhiều chức phận : chuyển vận, nâng đỡ vận chuyển sản phẩm bài tiết và sinh dục
Các hệ cơ quan hình thành đầy đủ, vận chuyển bằng chi bên
Hô hấp là các đôi nhánh mang hình thành từ các nhánh lưng của chi bên
Hệ tuần hoàn kín
Hệ bài tiết là hậu đơn thận
Hệ thần kinh kiểu bậc thang hay chuỗi
Đại diện : giun nhiều tơ (rươi,...) ,giun ít tơ( các loài giun đất), đỉa
Ngành chân khớp
Có cơ thể và phần phụ phân đốt , có bộ xương ngoài và cơ quan vận chuyển phát triển
Hệ tuần hoàn hở hệ xoang hỗn hợp . Cơ quan hô hấp phong phú
Cơ quan bài tiết ở dạng biến đổi ở hậu đơn thận . Hệ thần kinh và giác quan phát triển
Đại diện là giáp xác . Nhện .sâu bọ...
Ngành da gai
Là động vật ở đáy sống tự do có thể có cuống sống trên giá thể
Không có đặc điểm cấu tạo nổi bật nhưng là động vật có miệng thứ sinh
Ngành dây sống
Có dậy sống chạy dọc lưng và tồn tại suốt đời ở nhóm thấp
Ống thần kinh chạy dọc lưng ở phía trên dậy sống
Thần kinh hầu có khe mang
Đại diện là cá lưỡng tiêm . Cá miệng tròn .cá sụn . Cá xương...
Động vật nguyên sinh
Chỉ có một tế bào, đảm nhận chức năng của một cơ thể độc lập
Phân hóa phức tạp
Hình thức sinh sản nguyên phân, xuất hiện hình thức sinh sản hữu tính ở động vật đa bào
dinh dưỡng dị dưỡng, thức ăn là chất hữu cơ có sẵn
có khả năng di chuyển bằng chân giả, lông bơi, roi bơi
Một số loài có đời sống kí sinh nên thiếu các cơ quan di chuyển
Tầm quan trọng của động
vật
*))))))
Đối với tự
nhiên
)
Chúng là thành phần của các mắt xích thức ăn trong các mạng lưới thức ăn, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái.
Nhiều động vật còn tham gia vào việc làm sạch môi trường sống cho các sinh vật khác.
Đối với con người
Động vật có quan hệ mật thiết với con người, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của con người.
Động vật cung cấp thức ăn: thịt, trứng, sữa; cung cấp thuốc chữa bệnh…cho con người. Song đôi khi cũng mang lại những hậu quả đáng tiếc cho con người, nếu chúng ta không biết khắc phục
Đặc điểm sinh học của một số động vật thường gặp
Một số đại diện của động vật không xương sống
Một số đại diện của động vật có xương sống
Tổng Lớp Cá (Pisces)
-Lớp Cá Sụn (Chondrichthyes) sống chủ yếu ở biển, bộ xương hoàn toàn bằng sụn, ... Các loài thường gặp như cá Nhám, cá Đuối, cá Mập…
-Lớp Cá Xương (Osteichthyes): Gồm các loài cá có thân phủ vẩy láng hoặc vẩy xương, bộ xương có cấu tạo hoàn toàn bằng xương hoặc một phần sụn một phần xương. Một số loài thường gặp: cá chép, cá diếc, cá trôi, cá trắm cỏ, cá quả, cá rô, cá thu, cá mú….
Lớp Lưỡng Cư (Amphibia)

-Lưỡng Cư (ếch nhái) là động vật có xương sống đầu tiên sống ở cạn nhưng còn giữ nhiều đặc điểm của tổ tiên sống ở nước.
-Một số loài thường gặp: Ếch Đồng (Rana rugulosa); Cóc Nhà (Bufo melanostictus), cóc nhà là loài động vật phổ biến, gặp nhiều ở trên cạn và sống gần người hơn so với ếch đồng. Cóc nhà được dùng làm thuốc để chữa bệnh còi xương và chúng ăn nhiều ruồi, muỗi, côn trùng nên là loài động vật có ích cần được bảo vệ.
Lớp Bò Sát (Reptilia
)

Bò sát là động vật có xương sống đầu tiên có đời sống chính thức ở cạn.
Tuy nhiên, vẫn có một số loài sống trong nước: baba, cá sấu, rắn biển, rùa biển…. Đây chỉ là hiện tượng thứ sinh, chúng vẫn giữ những đặc điểm điển hình của động vật có xương sống ở cạn.
Lớp Chim (Aves)

Chim là động vật có xương sống, màng ối, tổ chức cơ thể cao và có cấu tạo thích nghi với đời sống bay lượn.
Lớp Thú (Mamalia)

Lớp Thú là lớp có cấu tạo cao nhất trong các lớp động vật có xương sống. Hệ thần kinh phát triển ở mức độ cao; Có hiện tượng thai sinh (đẻ con) đảm bảo cho phôi phát triển trong cơ thể mẹ và nuôi con bằng sữa. Một số loài thường gặp: kanguru, chó sói túi, chuột túi đất…
Các loài giun sán ký sinh
Sán bã trầu (Fasciolôpis buski)

Kí sinh trong ruột non của lợn, cơ thể có hình lá dẹp theo hướng lưng bụng, mặt bụng có giác miệng và giác bụng dùng để bám chặt vào thành ruột của vật chủ.
Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis)

Có cấu tạo tương tự như sán bã trầu và cũng có vòng đời phát triển phức tạp qua 1, 2, 3 hay nhiều vật chủ trung gian. Nhiều loài gây hậu quả nghiêm trọng cho người và vật nuôi..
Giun đũa người
Kí sinh trong ruột non của người gây rối loạn tiêu hóa và có thể biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng
Ốc sên (Helix pomatica)

Ốc sên (Helix pomatica) thuộc Bộ mắt đỉnh (Stylommatophora), phân lớp có phổi (Pulmonata), Ngành thân mềm (Molusca), chúng thường sống ở các bụi cây quanh nhà, bờ rào quanh nhà. Thức ăn của ốc sên là lá và các chồi non của cây trồng.
Giun đất (Pheretima sp)

Giun đốt là giun đất (Pheretima sp), thuộc lớp Giun ít tơ (Oligocheta). Giun đất được coi là động vật có ích cho nhà nông vì nó làm cho đất tơi xốp, tham gia cải tạo và làm tăng màu mỡ cho đất trồng.
Một số đại diện thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda).
Bộ mười chân (Decapoda)

Bộ Mười chân bao gồm các loài động vật không xương sống thích nghi với môi trường nước mặn và nước ngọt; có mức độ phân hóa khá cao về tổ chức cấu tạo cơ thể.
Bộ cánh thẳng (Orthoptera)

Cơ thể có hai đôi cánh, cánh trước dày hơn cánh sau. Cơ quan miệng kiểu nghiền, biến thái không hoàn toàn. Con đực có cơ quan phát âm, nhờ cọ xát hai cánh trước (dế) hoặc cọ xát đùi với cánh trước. Trứng đẻ rời hoặc thành ổ có vỏ bao ở ngoài. Đa số ăn thực vật, nhiều khi gây hại lớn cho cây trồng.
Bộ hai cánh (Diptera)

Cơ thể có đôi cánh trước phát triển, dạng cánh mỏng, đôi cánh sau biến đổi thành hai mấu, giữ thăng bằng và định hướng khi bay. Biến thái hoàn toàn, sống tự do, hút nhựa cây, hút máu hoặc các chất dịch thối rữa. Nhiều loài truyền bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng. Đại diện thường gặp: ruồi trâu; muỗi nâu; muỗi vằn,…
link to coggle-downloads.s3.amazonaws.com