Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Hình thức dạy học tuần 10 (Trò chơi (Tác dụng (Học tập thông qua trò chơi…
Hình thức dạy học tuần 10
Tham quan
Định nghĩa
Tham quan là một hình thức tổ chức dạy học ngoài trời giúp hs tìm hiểu những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình
Vai trò
Các buổi tham quan giúp cho hs thấy được sự vật hiện tượng trong môi trường xã hội phức tạp, đa dạng và phong phú nhiều hơn so với việc học ở trên lớp, từ đó mở rộng tầm nhìn, vốn hiểu biết của học sinh, gâu hứng thú học tập
Ưu điểm
Tạo đk để hs tiếp xúc với thiên nhiên , xã hội xung quanh nhằm giúp các em vừa có biểu tượng sinh động cụ thể , vừa bổ sung mở rộng nhận thức ra cả hoạt động bên ngoài nhà trường . các em có thể vận dụng các kiến thức vào đời sống
Giúp hs có điều kiện tiếp cận với thực tiễn để nhận thức các quy tắc giáo tiếp xã hội , tuân thủ pháp luận nâng cao kiến thức tập thể và tinh thần tương trợ trong cộng đồng
Tham quan tạo ra hình thức vận động cơ thể , thay đổi môi trường , góp phần giáo dục thể chất cho hs
Nhược điểm
GV tốn nhiều thời gian lên kế hoạch tổ chức, tìm địa điểm cũng như là ý nghĩa giáo dục của chuyến đi tham quan muốn hướng đến HS
Môi trường có thể tác động đến việc tham quan của HS
GV khó có thể quản lý tốt HS
Lưu ý
Dự kiến trứoc các tình huống không thuận lợi có thể xảy ra để có thể có kế hoạch khắc phục
Quy định về kỷ luật, an toàn trên đường đi và nơi đến tham quan
Cuối đợt GV tóm tắt kết quả tham quan-
Tìm hiểu trước địa điểm, chọn thời gian và thời tiết thích hợp để việc đi lại của HS thuận lợi
Trò chơi
Cách tiến hành
Bước 1:
Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2:
Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm…
Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi. (nếu có)
Bước 3:
Thực hiện trò chơi
Bước 4:
Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
ưu nhược
ưu điểm
Hấp dẫn HS duy trì tốt sự chú ý của các em với bài học
Giảm tính chất căng thẳng trong giờ học
Tạo cơ hội rèn luện kĩ năng học tập hợp tác cho HS, rèn khả năng phản ứng nhanh và các giác quan
Thông qua trò chơi giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS
nhược điểm
HS dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của trò chơi
HS quá khích, chơi gian lận, nếu thua sẽ buồn hoặc giận hờn
Tác dụng
Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp HS ghi nhớ dễ dáng và bền vững hơn
Học trong quá trình chơi sẽ giúp HS ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn
Là phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú, nhận thức và niềm say mê học tập của người học
Giúp trẻ em nắm chắc, nhanh, sâu nội dung bài học, giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, hoàn thiện tri giác, chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng và sáng tạo
Lưu ý :warning:
Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.
Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.
Khái niệm
Sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học.
Ví dụ
TRÒ CHƠI “AI CHỈ ĐÚNG”
a. Mục đích:
-Dùng để dạy các bài có các hoạt động làm việc trực tiếp với bản đồ, lược đồ trong môn lịch sử và địa lí lớp 4.
Sử dụng vào các hoạt động dạy học bài mới.
Có thể sử dụng vào hoạt động củng cố, ôn tập.
Rèn trí nhớ, sự nhanh nhẹn, phát triển óc thông minh,có kĩ năng phân tích bản đồ, lược đồ.
b. Chuẩn bị:
Bản đồ, lược đồ cho các hoạt động.
Các mảnh bìa ghi tên các địa danh, tên từng vùng thuộc bản đồ, lược đồ đó.
Ví dụ: Khi dạy bài “Đồng bằng duyên hải miền Trung”, phải có lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung và các mảnh giấy ghi tên các địa danh, tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng duyên hải miền Trung: đồng bằng Thanh-nghệ-Tĩnh, đồng bằng Bình – Trị – Thiên, đồng bằng Nam – Ngãi, đồng bằng Bình Phú – Khánh Hòa, đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận …
c. Cách thực hiện trò chơi:
Giáo viên chia lớp thành 5 - 6 nhóm (tùy vào số lượng học sinh của lớp).
Sau khi nghe giáo viên phổ biến luật chơi, thời gian chơi, các đội thảo luận hội ý và cử đại diện lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào đội đó phải chỉ được vị trí địa danh đó trên bản đồ, lược đồ, đồng thời nêu lên một số đặc điểm thuộc vị trí đã chỉ .
Đội nào chỉ đúng đạt điểm. Nêu vị trí đặc diểm thiên nhiên của vùng đó sẽ được cộng thêm điểm.
Đội nào chỉ sai không ghi được điểm nào.
Giáo viên có thể nhận xét, bổ sung thêm, cùng học sinh công bố điểm cho từng nhóm (tùy vào mức độ giải thích, trả lời, giáo viên linh hoạt ghi điểm cho từng đội, động viên khích lệ những đội trả lời chưa hoàn chỉnh.