Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Hình thức dạy học (Hình thức dạy học trong lớp (Phân loại (Giờ học hình…
Hình thức dạy học
Hình thức dạy học trong lớp
Ưu điểm
Giúp giáo viên có điều kiện cung cấp lượng thông tin nhiều hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin là học sinh cũng lớn hơn, phù hợp với hình thức dạy học là trường lớp hiện nay
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên truyền thụ thông tin một cách hệ thống logic
Giáo viên dễ điều hành và quản lý lớp
giáo viên dễ sử dụng các phương tiện dạy học, k bị phụ thộc vào môi trường xung quanh
trong 1 thời gian ngắn giáo viên có thể thông báo được nhiều kiến thức
Nhược điểm
Giáo viên làm nhiều, học sinh ít làm việc và nhận thức thụ động
Học sinh phải quan sát tiếp thu phần lớn qua tranh ảnh và ngôn ngữ, ít có điều kiện thực hành, vận dụng kiến thức
Khái niệm
Dạy học trong lớp là hình thức tổ chức dạy học mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp học. Việc tiếp thu tri thức này được diễn ra trong lớp học
Đặc điểm
Được tổ chức theo đơn vị lớp và bài
Có dạng tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS
Phân loại
Giờ học hình thành kiến thức mới
Giờ học luyện tập hoặc thực hành: hình thành kĩ năng kĩ xảo và phương thức hoạt động
Giờ học ôn tập củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thứ đã học theo mô hình, sơ đồ, bảng biểu...
Giờ học kiểm tra: tiến hành kiểm tra nhằm thu thập các thông tin ngược về quá trình học tập của học sinh
Giờ học hình thành giá trị sống, lối sống, đạo đức cho học sinh
Giờ học hỗn hợp: có thể thực hiện cùng một lúc các nhiệm vụ dạy học
Các bước tiến hành
Đảm bảo mặt bằng chung: Di chuyển sự chú ý của HS từ ngoài giờ học vào trong giờ học: ổn định lớp, kiểm tra tình hình lớp học và việc chuẩn bị bài của HS
Động cơ và mục đích: hình thành tâm thế và tính sẵn sàng học tập cho HS, hình thành nhu cầu học tập
Làm việc với nội dung mới: hình thành kiến thức lý thuyết mới cho HS
Luyện tập và củng cố: hình thành kĩ năng, kĩ xảo, năng lực hoạt động cho HS
Kiểm tra đánh giá
Tổng kết, giao nhiệm vụ về nhà
Lưu ý
GV phải nắm vững được các khâu của quá trính dạy học, xây dựng cấu trúc giờ học trên lớp cũng như chuẩn bị cho giờ học trên lớp
Hình thức dạy học ngoài thực địa
Vai trò
Vẻ đẹp thiên nhiên gây xúc cảm với thiên nhiên, môi trường xung quanh nên dễ giáo dục tình cảm thái độ đối với môi trường cho học sinh
Hình thành cho HS thói quen hợp tác, tương trợ lẫn nhau
Giúp HS hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới xung quanh
Tạo điều kiện để HS bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường. Trên cơ sở đó GV có thể chỉnh lí lại cách dạy và giáo dục
Ví dụ
Khi dạy bài 48: quả sách tự nhiên và xã hội lớp 3 .Chúng ta có thể tổ chức cho HS đi tham quan một vườn cây ăn quả để có thể tìm hiểu một cách tốt nhất đặc điểm của các loại quả các em đã quan sát được
Khái niệm
Dạy học ngoài thực địa là cách thức sử dụng phương pháp học tập bên ngoài lớp học để thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững. Dayh học thực địa học bao gồm những cuộc thăm quan ngắn trong khuôn viên trường học và tới cộng đồng địa phương, hay đi thăm các nông trại, nhà máy, văn phòng, trung tâm khoa học hoặc những khu vực tự nhiên như một khu rừng, bãi biển hoặc vườn quốc gia,.........
Lưu ý :warning:
GV cần tìm hiểu kĩ địa điểm dạy học, chọn những địa điểm gần trường vì tthời gian có hạn.
Tìm hiểu kĩ hiện trường tiết học, chuẩn bị tốt giáo án phù hợp với hoạt động dh ngoài lớp
Dự kiến những yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra tiết học để chủ động trong kế hoạch dạy học
Môi trường học tập phải đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khoẻ của HS và nề nếp học tập chung của nhà trường.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Một số PPDH khó phù hợp với không gian chật hẹp của lớp học
Dễ gây hứng thú và học tập tích cực cho HS.
Giups HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, hình thành những biểu tượng rõ ràng về thế giới TN-XH xung quanh.
Gần gũi với thiên nhiên từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
Là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau.
Nhược điểm
Môi trường có thể tác động đến kết quả học tập và sức khỏe của GV và HS
GV và HS mất nhiều thời gian để di chuyển và ổn định tổ chức lớp, ảnh hưởng đến kết uqar học tập.
GV khó có thể quản lí tốt HS