Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHÁC (Phương pháp dạy học…
MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHÁC
Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
Tác dụng
Gây hứng thú học tập cho các em.
Kích thích phát triển tư duy vì ở đây các em phải trải qua một quá trình động não suy nghĩ rất tích cực trước một tình huống hấp dẫn để tìm ra cách giải quyết.
HS được làm quen với việc nghiên cứu khoa học, nếp suy nghĩ độc lập, sáng tạo,biết liên hệ vận dụng những kiến thức đã có trong việc lĩnh hội kiến thức mới.
Phát triển ở HS kĩ năng phát hiện và tiến hành quá trình giải quyết vấn dêd
Cách tiến hành
Xây dựng tình huống có vấn đề
B2:Phân tích nội dung, liên hệ với những kiến thức HS đã biết, đã được học để xác định mẫu thuẫn.
B3:Hoàn thiện tình huống có vấn đề và dự kiến các hướng HS có thể đưa ra giải quyết.
B1: Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung bài học để lựa chọn nội dung đáp ứng được yêu cầu của tình huống có vấn đề
Giải quyết vấn đề
B5:Hs huy động kiến thức liên quan và đưa ra những giả thuyết
B6:Dựa vào tri thức đã có để lập luận, nghiên cứu thêm thông tin mới để khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, phương án đã đề xuất, trình bày giải pháp.
B4:Tiếp nhận tình huống, phân tích vấn đề, nội dung của tình huống, xác định nhiệm vụ cần thực hiện.
B7:Nhận xét, đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu và rút ra kết luận.
Khái niệm
Là PPDH giáo viên hoặc học sinh tạo ra những tình huống có vấn đề, GV điều khiển HS hoặc HS tự phát hiện ra vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề thông qua đó nắm được kiến thức mới lẫn phương pháp đi tới kiến thức đó, đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học.
Lưu ý
Với những nội dung đơn giản, không có tính vấn đề thì không thể áp dụng phương pháp dạy học này.
GV cần nắm vững phương pháp, đầu tư trí tuệ và thời gian nghiên cứu kĩ bài dạy, tham khảo nhiều tài liệu để xây dựng tình huống có vấn đề.
GV cần có hiểu biết sâu rộng để không bất ngờ trước các tình huống của học sinh, có kĩ năng nghề nghiệp thành thạo để có thể dẫn dắt HS.
Các vấn đề đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thỏa mãn các yêu cầu:
Phù hợp với chủ đề bài học giáo dục lối sống.
Phù hợp với trình độ nhận thức của HS
Vấn đề phải gần gũi với cuộc sống thực của HS
Vấn đề có thể diến tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai.
vấn đề cần có độ dài vừa phải
vấn đề phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.
Ví dụ
Bài 58 - Nhu cầu của thực vật ( Khoa học, lớp 4)
Bước 1: Mục tiêu của bài là HS phải hiểu được: - Nhu cầu về nước của các loài thực vật khác nhau - Nhu cầu về nước của cây ở các giai đoạn phát triển khác nhau
Bước 2:
Phương pháp thảo luận
Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị:
Xác định mục đích thảo luận
Xác định chủ đề thảo luận
Cách thức thảo luận
GV tổ chức thảo luận
Bước 2: Tiến hành thảo luận
HS tiến hành thảo luận theo sự hướng dẫn của GV
Bước 3: Kết luận
HS tự rút ra kết luận mà nhóm mình đã thảo luận
GV tổng kết lại kiến thức
Lưu ý
Tác dụng
Phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực của HS trong học tập. Qua làm việc với các đối tượng học tập, qua bàn bạc, trao đổi ý kiến, quan điểm của mình với các bạn trong nhóm, lớp mà HS có thể chiếm lĩnh kiến thức của bài học bằng chính hoạt động của mình.
Đề cao sự hợp tác tích cực của HS, rèn cho các em kĩ năng giao tiếp trong học tập, kĩ năng hợp tác và một số kĩ năng khác.
Ví dụ: Bài 32: Làng quê và đô thị
Bước 1: Chuẩn bị:
Mục đích: HS hiểu rõ hơn về đặc điểm của làng quê và đô thị; Yêu quí, có trách nhiệm bảo vệ quê hương, đất nước.
Chủ đề: Làng quê và đô thị
Cách thức thảo luận: GV phân chia lớp thành các nhóm 4 người thảo luận.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Tìm hiểu sự khác biệt giữa làng quê và thành thị về các đặc điểm: phong cảnh, nhà cửa, hoạt động sống chủ yếu, đường xá, giao thộng.
Bước 2: Tiến hành thảo luận
Thông qua sự hướng dẫn của GV, HS thảo luận hóm
Bước 3: Kết luận
HS báo cáo kết quả: đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV tổng kết, kết luận lại vấn đề:
Ở làng quê: người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,... xung quanh nhà có chuồng trại, vườn cây, đường xá nhỏ hẹp,...
Ở thành thị: người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng,... nhà ở tập trung san sát; đường phố rộng lớn hơn,...
Khái niệm
Thảo luận là phương pháp dạy học GV tổ chức cuộc đối thoại, trao đổi ý kiến giữa GV và HS , giữa HS với nhau về một vấn đề học tập hoặc một vấn đề của cuộc sống để rút ra kết luận khoa học.
Trong dạy học môn Khoa học tự nhiên, phương pháp thảo luận được sử dụng rất phổ biến.