Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN (Đặc điểm (Tính phức hợp,…
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
Khái niệm
Phương pháp dạy học dự án – Project là phương pháp tổ chức cho giáo viên và học sinh cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lý thuyết mà còn về mặt thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, và tạo điều kiện cho học sinh cùng và tự quyết định trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định. t
Mục tiêu
Thực hành nghiên cứu
Giải quyết một vấn đề
Tạo ra một sản phẩm
Cách tiến hành
Xác định chủ đề và mục đích của dự án
GV và HS cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của dự án
GV và HS cùng nhau thảo luận về những ý tưởng được đề xuất
Xây dựng kế hoạch thực hiện
HS dưới sự hướng dẫn của GV xây dựng kế hoạch thực hiên dự án
Xác định công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương tiện, kinh phí, phương pháp tiến hành, phân công công việc trong nhóm
Thực hiện dự án
Các thành viên thực hiện kế hoạch đã đề ra
HS thực hiện xen kẽ các hoạt động trí tuệ, thực tiễn, thực hành => sản phậm của dự án và thông tin được tạo ra
Thu thập thông tin
Quan sát, mạng internet, thư viện, bảo tàng, tạp chí, phim ảnh,...
Trình bày sản phẩm dự án
Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng dạng ấn phẩm (bản tin, báo, áp phích, thu hoạch, báo cáo…) và có thể được trình bày trên Power Point, hoặc thiết kế thành trang Web…
Trình bày giữa các nhóm, giới thiệu trong và ngoài nhà trường
Đánh giá dự án
Khả năng làm việc tập thể
Sự thoải mái, tích cực của các thành viên
Cần phát huy điểm gì?
Điều cần thay đổi, cải thiện
Bài học rút ra
Nội dung, giá trị của sản phẩm
Ưu - nhược điểm
Ưu điểm
Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS
Phát huy tính tự lực, trách nhiệm
Phát triển khả năng sáng tạo
Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề
Phát triển năng lực đánh giá
Rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ
Nhược điểm
Việc thực hiện kế hoạch thường tốn về kinh phí (mua tài liệu, số liệu, xử lí tư liệu, thực hành, thí nghiệm,…)
Không phù hợp trong viêc truyền thụ kiến thức mang tính hệ thống
Tốn nhiều thời gian
Lưu ý
Nếu không xác định đúng chủ đề thì nội dung của dự án tiến triển theo 2 hướng bất lợi: Một là không có nhiệm vụ nghiên cứu vì chủ đề quá đơn giản, hai là nhiệm vụ nghiên cứu quá khó khăn vượt khả năng và điều kiện cho phép.
Đòi hỏi giáo viên phải có năng lực tổ chức và quản lí học sinh trong hoạt động nhất là hoạt động theo nhóm
Đòi hỏi có nhiều tư liệu tham khảo, nhiều trang thiết bị cần thiết và địa điểm phù hợp cho hoạt động của HS và GV
Không phải nội dung nào, học phần nào cũng sử dụng được dạy hoc theo dự án.
Không thay thế cho PP thuyết trình và PP luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho PPDH truyền thống
Ví dụ nội dung "Giáo dục môi trường" về khái niệm môi trường và các thành phần của môi trường
B1: Xác định chủ đề và mục đích của dự án
Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất ý tưởng, xác định chủ đề và mục đích của dự án:
Chủ đề: Hiểu biết của các em về môi trường xung quanh mà các em đang sống và tuyên truyền mọi người cân bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp
Ý tưởng: Dự án "Bưu thiếp gửi vùng cao" hoặc "Bưu thiếp gửi biên giới"
Mục đích: Giới thiệu môi trường mình đang sống với các bạn sống ở vùng cao. Qua đó tạo điều kiện cho các em tìm hiểu môi trường mình đang sống
Giáo viên và học sinh cùng nhau thảo luận về những ý tưởng được đề xuất, về cách thức thực hiện cho ý tưởng dự án "Bưu thiếp gửi vùng cao", cách viết bưu thiếp, thông điệp gửi đến các bạn trẻ em vùng cao....
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thực hiện viết bưu thiếp để gửi
Thời gian dự kiến: Chuẩn bị tìm hiểu về môi trường xung quanh học sinh đang sống: 1 tuần; thời gian viết: 1 tiết học; đồ dùng cần thiết: bưu thiếp, bút viết, bút màu để trang trí, kinh phí...
Bước 3: Thu thập thông tin: Từ những hiểu biết của mình về môi trường đang sống, internet...
Bước 4: Học sinh thực hiện kế hoạch đã đề ra, tìm hiểu môi trường xung quanh, viết bưu thiếp để gửi các bạn vùng cao với nội dung kể về môi trường mình đang sống và tuyên truyền cho các bạn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp
Bước 5: Trình bày sản phẩm của dự án: Học sinh trình bày sản phẩm của mình vào bưu thiếp, trình bày trước lớp học hoặc học sinh của từng nhóm trình bày
Bước 6: Đánh giá dự án "Bưu thiếp gửi vùng cao"
Nội dung, giá trị của sản phẩm: Học sinh biết được môi trường sống xung quanh mình như thế nào? tuyên truyền cho các bạn học sinh vùng cao để cùng nhau bảo về môi trường
Bài học rút ra
Những điều cần thay đổi và cải thiện
Phân loại dạy học theo dự án
Theo sự tham gia của người học
Dự án cho nhóm HS
Dự án cá nhân
Theo sự tham gia của GV
Hướng dẫn của một GV
Hướng dẫn của nhiều GV
Theo chuyên môn
Dự án liên môn
Dự án ngoài chuyên môn
Dự án trong một môn học
Theo quỹ thời gian
Dự án trung bình: trong 1 hoặc một số ngày(hạn là 1 tuần hoặc 40 giờ học)
Dự án lớn: tối thiểu một tuần và có thể kéo dài nhiều tuần
Dự án nhỏ: trong 1 giờ học, 2-6 giờ học
Theo nhiệm vụ
Dự án nghiên cứu
Dự án thực hành
Dự án tìm hiểu
Dự án hỗn hợp
Đặc điểm
Tính phức hợp
Định hướng hành động
Định hướng tạo sự hứng thú cho nguời học
Tính tự lực cao của người học
Có ý nghĩa thực tiễn xã hội
Công tác làm việc
Định hướng thực tiễn
Định hướng sản phẩm
Vai trò của giáo viên và học sinh
Vai trò của học sinh
học sinh là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp (synthesize), phân tích (analyze) và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em.
Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó.
Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng của người lớn thông qua làm việc theo nhóm.
HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án
Học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó.
học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó
Vai trò của giáo viên
GV là chỉ là người hướng dẫn và tham vấn
Nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gằn với nội dung cần học
Người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con đường thực hiện dự án.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM TIÊU BẢN
Cách tiến hành
Thực vật
B3: Hướng dẫn HS làm tiêu bản
B4:Quan sát,phân tích,nhận xét các bài khác
B2: GV giới thiệu tiêu bản
B5: GV tổng kết
B1: Chuẩn bị mẫu vật,dùng cụ
Động vật
B3: bảo quản trong cồn 80 độ
B1: Chuẩn bị mẫu vật,dụng cụ
B4:Cho HS quan sát,nhận xét ,phân tích
B5:GV tổng kết
B2: Hướng dẫn HS làm tiêu bản, làm chết mẫu bằng dụng cụ làm chết mẫu
Ưu- nhược điểm
Nhược điểm
Thường không giữ được màu sắc của vật thật
Cần làm đúng quy trình nếu không sẽ không ra sản phẩm tiêu bản mong muốn
Yêu cầu cao về điều kiện bảo quản : tiêu bản cần bảo quản nơi hợp lý nếu không sẽ dễ hỏng
Ưu điểm
Có màu sắc đẹp, giữ được lâu
Không sợ lây nhiễm khi làm việc với vi sinh vật gây bệnh
Cho phép ta quan sát rõ ràng hình dạng, cấu tạo của tế bào
Có thể quan sát được vật trái mùa ví dụ : khi làm tiêu bản hoa phượng thì ta sẽ qua sát lưu giữ được nó để phục vụ học tập khi không phải mùa hè
Lưu giữ được thứ yêu thích lâu hơn
Kích thích tò mò, ham hiểu biết. hấp dẫn
Tác dụng
Tạo hứng thú học tập và hứng thú với môn học cho HS
Mọi HS đều được tham gia vào hoạt động học tập, phát huy tính tích cực học tập của HS
Tạo điều kiện để HS được thực hành, qua đó nắm chắc kiến thức
Kích thích và hình thành thái độ ham hiểu biết của các em
Khái niệm
Là PPDH trong đó GV hướng dẫn học sinh cách bảo tồn nguyên dạng các loài động, thực vật (có liên quan đến bài học) theo PP làm tiêu bản để nghiên cứu đặc điểm của các loài đó, phục vụ trực tiếp cho việc học tập.
VD hướng dẫn làm tiêu bản bọ cánh cứng
Bước 1: chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ làm chết bọ
Bước 2: Vệ sinh mẫu( bọ cánh cứng) vệ sinh trong cồn 80 độ
Bước 3:.Kéo các chân cho dễ co dãn để sau này dễ thao tác.
Bước 4: Kéo các cánh ra để dễ cho việc giang cánh ở các bước sau.
Bước 5. Găm kim qua cơ thể mẫu. Lưu ý là cây kim phải cắm thật vuông góc với trục cơ thể.
Bước 6.Cắm mẫu lên miếng xốp.
Bước 7 .Bắt đầu chỉnh tư thế của hai chân trước.
Bước 8.Cắm miếng xốp vào ở dưới để chuẩn bị chỉnh cánh.
Bước 9.Đặt lên trên cánh một miếng giấy trong và tiến hành chỉnh cánh.
Bước 10.Cắm kim cố định vị trí của cánh.
Bước 11. Một bên cánh còn lại tiến hành chỉnh tương tự như với cánh trước
Bước12.Tiếp tục chỉnh tư thế của hai chân sau.
Bước 13. Chỉnh tư thế của hai râu, sừng.
Bước 14.Sau đó đem mẫu đi sấy. Có thể sấy ở trong tủ sấy hay sấy dưới bóng đèn điện hoặc đem phơi nằng.
Bước 15. Sau khi sấy xong, các bạn tiến hành nhổ hết các đinh ghim ra. Bảo quản trong cồn 80 độ.
Các yêu cầu sư phạm
Đảm bảo quy trình từng loại sản phẩm: thực vật qua 5 bước, động vật qua 5 bước đặc biệt sử dụng cồn
Chọn lá : không già đến mức úa, mất màu, không non quá, lá vừa phải màu sắc đẹp thể hiện đầy đủ đặc điểm điển hình của lá
Yêu cầu bảo quản: bảo quản tiêu bản nơi khô thoáng tránh ẩm ướt làm hỏng tiêu bản
Giáo viên cần chuẩn bị mẫu vật: tiêu bản, vật thật để học sinh quan sát so sánh tự rút nhận xét
Giáo viên có kĩ năng làm tiêu bản về các loại như : côn trùng, thực vật hoa quả lá rễ....