Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phương pháp bàn tay nặn bột (Ví dụ: Dung dịch ( lớp 5 - bài 37 ) (Bước 3:,…
Phương pháp bàn tay nặn bột
Khái niệm: Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.
Mục tiêu: Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.
Thuận lợi
Phương pháp BTNB được bộ GD&ĐT quyết định đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn để từng bước triển khai áp dụng.
Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy học rõ ràng, dễ hiểu và có thể áp dụng trong điều kiện dạy học ở Việt Nam. Đội ngũ GV luôn nhiệt tình ham học hỏi là điều kiện tốt thúc đẩy việc áp dụng phương pháp BTNB vào trong dạy học môn TNXH ở tiểu học.
Qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp BTNB vào trong lớp học. HS hứng thú với việc tìm kiếm kiến thức mới.
Khó Khăn
Điều kiện cơ sở vật chất
Bàn ghế bố trí trong lớp học không được thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm.
Ở đa số trường con chưa có phòng học bộ môn và phòng học thí nghiệm.
Trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ.
Số HS ở một số lớp quá đông.
Về đội ngũ cán bộ GV
Trình bộ GV hiện nay chưa đồng đều cả về chuyên môn và năng lực sư phạm.
Tiến trình dạy học
** Bước1 : Tình Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học.
Câu hỏi phải phù hợp với trình độ học sinh, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò của học sinh.
Giáo viên phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng.huống xuất
BƯỚC 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.*
Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tưởng mới.
Giáo viên cho học sinh trình bày bằng nhiều hình thức: viết, vẽ, nói, ….
Giáo viên không nhất thiết phải chú ý tới các quan niệm đúng, cần phải chú trọng đến các quan niệm sai.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
3.1 Đề xuất câu hỏi.
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh
3.2 Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu.
Từ những câu hỏi của HS, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.
GV ghi chú lên bảng các đề xuất của HS để các ý kiến sau không trùng lặp.
Khuyến khích HS tự đánh giá ý kiến nhau hơn là ý kiến của GV nhận xét.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Quan sát tranh và mô hình và ưu tiên thực nghiệm trên vật thật
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, GV giúp HS đề xuất câu hỏi.
GV cần khéo léo chọn lựa một số biểu tượng ban đầu khác biệt trong lớp từ đó HS đặt câu hỏi liên quan đế bài học.àđể giúp học sinh so sánh
Ví dụ: Dung dịch ( lớp 5 - bài 37 )
Bước 1
GV cho HS quan sát 3 li nước: 1 li đựng nước, 1 li bỏ đường vào và 1 li khuấy nước và đường.
GV hỏi: Theo em, trong 3 li nước trên, li nào được gọi là dung dịch?
Bước 2: HS làm việc cá nhân: ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở thí nghiệm về dung dịch thông qua quan sát các li nước và qua vốn sống thực tế của các em.
Bước 3:
Cho đường vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
Cho đường vào nước nhưng không khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
Cho cát vào nước rồi khuấy đều có tạo thành dung dịch không?
Cho nước siro vào nước lọc có tạo thành dung dịch không?
Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đề xuất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu theo nhóm 4 hoặc nhóm 6 để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3
Bước 5
Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.
Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh lại với các ý kiến ban đầu của học sinh ở bước 2 để khắc sâu kiến thức.
HS rút ra kết luận:
Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau gọi là dung dịch.
Cách tạo ra dung dịch.
Liên hệ thực tế: Kể tên một số dung dịch mà em biết