Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT (Nguyên tắc (Học sinh quan sát một sự vật, một…
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Phần 1
Mục tiêu
tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS
Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.
Vai trò
Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.
Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được.
hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.
Khái niệm
là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi – nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên.
Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học
Nguyên tắc
Học sinh quan sát một sự vật, một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó.
Học sinh lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tập thể thảo luận .
Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập. .
Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Sự liên tục của các hoạt động trong giờ học .
Học sinh bắt buộc có mỗi em một quyển vở thực hành.
Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần dần của học sinh các khái niệm khoa học và kĩ thuật được thực hành và sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.
Các gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích thực hiện các công việc của lớp học.
Ở địa phương, các cơ sở khoa học (trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu,.. giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình.
Ở địa phương, các Viện Đào tạo giáo viên giúp các giáo viên về kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.
Giáo viên có thể tìm thấy những ý tưởng về các hoạt động, những giải đáp thắc mắc, tham gia những hoạt động tập thể bằng trao đổi với các đồng nghiệp, với các nhà sư phạm và với các nhà khoa học. .
Tiến trình dạy học
Bước 1: tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
GV chủ động đưa ra 1 tình huống mở có liên quan đến vđ khoa học( ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với bài học..)
Bước 2: bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
GV khuyến khích hs phát biểu đưa ra suy nghĩ, .. quan sát nhanh
Bước 3: đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
GV giúp hs đưa ra câu hỏi đúng và chính xác phù hợp với bài học.
Bước 4: tiến hành thí nghiệm tìm tòi và nghiên cứu
GV nêu rõ yêu cầu thí nghiệm, rồi phát dụng cụ và bao quát nhắc nhở nhóm thực hiện.
Bước 5: kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
GV động viên hs làm TN và giúp hs hình thành kết luận. và gv tóm tắt, KL những kiến thức cho hs nắm bắt bài tốt hơn.
Kỹ thuật dạy học và rèn luyện kỹ năng
Kỹ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của học sinh
cho hs phát biểu ý kiến tự do, tuyệt đối không nhận xét đúng hay sai ý kiến đó ngay sau khi hs phát biểu.
đối với những ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, giáo viên nên ghi chú lại trên góc bảng để học sinh dễ theo dõi.
khi yêu cầu học sinh trình bày thì gọi từ những hs có ý tưởng sai lệch rồi đến ý kiến đúng và tót. khi mâu thuẫn nhận thức xảy ra sẽ giúp hs đưa ra những câu hỏi và phương án tìm ra câu trả lời
khi yêu cầu hs phát biểu, nêu ý kiến(ý tưởng) cần hướng hs vào trả lời trọng tâm câu hỏi, không lan man, kéo dài, ngắn gọn đủ ý
yêu cầu hs nhận xét ý kiến của hs trước
gv cần tóm tắt ý tưởng của hs khi viết ghi chú lên bảng
Hướng dẫn hs đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời
đây là phương pháp khá phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng sư phạm để điều khiển tiết học, tránh việc hs đi xa quá với nội dung bài học.
giáo viên cần chú ý mấy điểm sau:
đối với ý kiến, vấn đề đơn giản, ít tí nghiệm giáo viên có thể cho hs trả lời trực tiếp phương án mà hs đề xuất
phương án trả lời câu hoi hay thí nghiệm kiểm chứng thường có sự khác biệt, giáo viên nên xoáy sâu vào các điểm khác biệt để học sinh tự đạt ra câu hỏi, thôi thúc hs tìm ra câu trả lời
giáo viên nên giúp các em suy nghĩ đơn giản, hạn chế làm phức tạp.
khi học sinh đề xuất phương án tìm câu trả lời, giáo viên k nên nhận xét đúng hay sai, chỉ nên hỏi ý kiến các hs khác nxet, ptich
giáo viễn cũng nên chuẩn bị những phương án khi hs đưa ra quá ít, quá nghèo nàn và một số phương án để đưa ra hỏi ý kiến hs.
Hướng dẫn học sinh SD vở thí nghiệm
Tổ chức lớp học
Kỹ thuật đặt câu hỏi cua giáo viên :câu hỏi nêu vấn đề ,câu hỏi gợi ý .
Giusp học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu
Kỹ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho học sinh
Kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp "Bàn tay nặn bột "
Rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh thông qua dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột "
HD hs phân tích thông tin, hiện tượng quan sát khi nghiên cứu để đưa ra kết luận
So sánh kết quả thu nhận được và đối chiếu với kiến thức khoa học
Đánh giá học sinh trong dạy học theo phương pháp " bàn tay nặn bột"
LƯU Ý
Trong quá trình HS thực hành, GV phải theo dõi, quan sát HS xem các e nghĩ gì về vấn đề mà mình đăỵ ra
GV không đánh giá cũng k đưa ra câu hỏi mà chỉ gợi ý
Tong trường hợp thí nghiệm cần đến các đk thì GV giúp HS xác định được ĐK của thí nghiệm
không nên cho HS biết trước kiến thức của bài học một cách tiêu cực mà phải để cho các em tự khám phá ra chúng
Không để cho các em sử dụng SGK để trả lời câu hỏi mà GV đưa ra vì như vậy sẽ làm cho các em có thói quen ỷ lại k chịu suy nghĩ, tìm tòi trong học tập
SGK có thể chỉ dc sử dụng làm tài liệu quy chiếu với các kết quả nghiên cứu của HS ở cuối tiết học
không nêu tên bài học trước khi học
Lựa chọn hoạt động phù hợp với pp BÀn tay nặn bột để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng pp này