Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT (Cách tiến hành (Bước 2: Xác định mục đích quan sát
…
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
Cách tiến hành
Bước 2: Xác định mục đích quan sát
Trong quá trình quan sát không phải lúc nào học sinh
cũng rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy,
với mỗi đối tượng giáo viên cần định mục đích của
việc quan sát
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát
Tùy theo nội dung học tập giáo viên sẽ chọn đối tượng
quan sát phù hợp với trình độ học sinh và điều kiện địa
phương.
Bước 3 : Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát.
Có thể tổ chức cho học sinh quan sát cá nhân, quan sát
theo nhóm hoặc cả lớp . Điều đó phụ thuộc vào số đồ dùng
chuẩn bị được và năng lực quản lý của giáo viên.
Sử dụng những câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh :
Quan sát tổng thể rồi mới đi đến bộ phận, chi tiết .
Quan sát từ bên ngoài rồi mới đi vào bên trong.
So sánh với các đối tượng cùng loại (mà các em đã biết)
để tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát
được về đối tượng.
Kết thúc quan sát, từng cá nhân hoặc đại diện các nhóm
báo cáo kết quả quan sát, cả lớp lắng nghe, nhận xét và
bổ sung ý kiến.
Bước 5:(Hoàn thiện kết quả quan sát, rút ra kết luận
chung)
Giáo viên chính xác hóa kết quả quan sát, rút ra kết luận
chung.
Lưu ý
Chuẩn bị đầy đủ các đối tượng quan sát phù
hợp với mục tiêu, nội dung bài học
GV cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học, xác
định rõ thời điểm tổ chức cho HS quan sát
GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập để hướng
dẫn học sinh quan sát có mục đích, có trọng tâm.
Việc tổ chức, hướng dẫn quan sát cần phải phức
tạp dần phù hợp với trình độ nhận thức của học
sinh ở các lứa tuổi khác nhau.
Vai trò
Dạy học sinh cách sử dụng các giác quan để tri giác
trực tiếp, có mục đich các đối tượng trong xã hội
Hình thành cho các em và những khái niệm đầy đủ,
chính xác, sinh động về thế giới tự nhiên xung quanh
Ưu điểm – Nhược điểm
Ưu điểm
Học sinh có thể tri giác trực tiếp hình dạng, đặc điểm bên
ngoài của các sự vật, hiện tượng đang diễn ra trong môi
trường tự nhiên và cuộc sống hằng ngày.
• Phát triển năng lực quan sát, tư
duy ngôn ngữ cho học sinh
-
Nhược điểm
• Rất khó tổ chức vì quan sát cả lớp, nếu sử dụng
phương pháp nhóm khi quan sát thì khó quản lí.
Khái niệm
Quan sát là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh sử
dụng các giác quan khác nhau để tri giác các sự vật, hiện
tượng một cách có mục đích có kế hoạch, có trọng tâm, qua
đó rút ra được những kết luận khoa học
Ví dụ
Quan sát rễ cây TN-XH 3
-
B4: Sau khi quan sát điền vào phiếu học tập, rễ cọc: rau cải, rễ chùm: hành, rễ phình ra thành củ: củ đậu, cà rốt
-
B2: Mục đích quan sát: biết được rễ cọc, rễ chùm, rễ phình ra thành củ
B1: rễ một số loại rau thường gặp như hành, rau cải, củ đậu, củ cà rốt