Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ĐỊA LÍ VIỆT NAM 40 (Thiên nhiên, con người và hoạt động kinh tế ở các…
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí
Phần biển
Đường bờ biển dài, chạy dọc theo lãnh thổ từ Bắc xuống Nam làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển
Vùng biển rộng lớn tiếp giáp với vùng biển nhiều nước trong khu vực
Diện tích vùng biển rộng khoảng một triệu km2 có hàng nghìn đảo lớn, nhỏ và nhiều quần đảo lớn
Ý nghĩa
Vị trí địa lí quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
Ưu thế vi trí nước ta vừa gắn với lục địa Á-Âu, vừa trông ra Thái Bình Dương nên thuận lợi cho giao lưu kinh tế, phát triển kinh tế biển, đất liền
Phần đất liền
Tọa độ địa lí các điểm cực phần đất liền
Nam: xã Đất Mũi,huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Tây: xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Bắc: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
xã Vạn Thạnh, huyện vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Phần đất liền nằm trên bán đảo Trung Ấn, tiếp giáp với CHND Trung Hoa, CHDC nhân dân Lào và vương quốc Campuchia
Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Địa hình có tính chất phân bậc rõ rệt
Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người
Phần lớn là đồi núi thấp, có cấu trúc theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, hướng vòng cung
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm trên 21 độ C. Lượng mưa lớn (1500-2000mm/ năm) tập trung theo mùa và phụ thuộc vào chế độ gió mùa
Miền bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa Đông lạnh, nhiệt độ dưới 20 độ C
khí hậu Đông Trường Sơn có mùa mưa lêch về mùa thu đông, đầu mùa hạ bị khô hạn do ảnh hưởng của gió phơn
Miền Nam có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, có mùa khô sâu sắc
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú, phân bố rộng khắp trên cả nước, xong phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc
chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
Chế độ nước theo mùa, có nhiều phù sa
Đất trồng
Đất feralit có nhiều ở vùng đồi núi với nhiều loại đất khác nhau. Trong đó tốt nhất là đất feralit trên đá bazan có giá trị kinh tế và còn khoảng 2 triệu ha
Đất phù sa có nhiều ở đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ
Có 2 nhóm đất chính là đất feralit và đất phù sa
Sinh vật
Các vùng sinh thái tiêu biểu là sinh vật của vùng nhiệt đới ẩm: rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh và rừng gió mùa rụng lá
Giới sinh vật đang bị hủy hoại và tàn phá nặng nề. Vì vậy chúng ta cần bảo tồn và ngăn chặn những hành vi xấu gây ảnh hưởng
Có sinh vật phong phú và đa dạng: 14600 loài thực vật, trên 11200 loài và phân loài động vật. trong đó có 365 động vật và 350 thực vật quý hiếm
Tài nguyên khoáng sản
Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, có nhiều loại sản xuất công nghiệp như: than, dầu khí, kim loại, phi kim loại,...
Thiên nhiên, con người và hoạt động kinh tế ở các vùng
Đồng bằng sông Cửu Long
Con người và hoạt động kinh tế
Con người
Số dân là 16,1 triệu người, mật độ dân số 406 ng/km2 (1999). Tốc độ gia tằn dân số của đồng bằng sông Cửu Long cao hơn sông Hồng. Người dân có nhiều kinh nghiệm cải tạo đất, chọn giống lúa và nuôi trồng thutr sản
Kinh tế
Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nổi bật. Là vùng nhiều tôm, cá, thủy sản xuất khẩu lớn nhất cả nước
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của vùng khá phát triển, chiếm hơn 60% giá trị sản lượng công nghiệp của vùng
Là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, là vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất nước ta, ngoài lúa còn có cây ăn quả gia tăng
Các thành phố
Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra còn các thành phố khác như Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau
Thiên nhiên và tài nguyên
Thiên nhiên
Gồm 13 tỉnh, diện tích 39734 km2 và dân số 16,7 triệu người (2002)
Khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo và ít thiên tai, thuận lợi sản xuất nông nghiệp
Đây là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao tring bình so với mặt biển 3-5 m
Tài nguyên
Đất phù sa màu mỡ có diện tích lớn, nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản và những vùng đất phèn, mặn được cải tạo cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
Có rừng ngập mặn lớn nhất cả nước có ý nghĩa về kinh tế và môi trường. Vùng biển có thềm lục địa mở rộng có trữ lượng hải sản lớn nhất nước ta
Tiy nhiên ngập úng, đất phèn, mặn gây khó khăn cho sản xuất và đời sống
Đông Nam Bộ
Con người và hoạt động kinh tế
Con người
Có số dân 10,9 triệu người (2002), mật độ dân số là 434 ng/km2 (1999). Nguồn lao động khá dồi dào, có kĩ thuật, nhạy bén với tiến bộ khoa học - kĩ thuật và tính năng động cao với sản xuất hàng hóa
Kinh tế
Công nghiệp chiến tới 54,8% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (1999). Các ngành chiếm tỉ trọng lớn là: nhiên liệu, thực phẩm, dệt may, hóa chất, phân bón, cao su
Nông nghiệp của vùng khá phát triển với cơ cấu ngành toàn diện. Trồng nhiều cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, bông (đứng đầu), cà phê ( thứ 2). Vùng cũng trồng nhiều cây ăn quả, rau, chăn nuôi gí súc, thủy hải sản,...
Có cơ cấu kinh tế khá hoàn chỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (11 -12%) và là vùng có nền kinh tế năng động nhất nước ta
Các thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước, ngoài ra còn có: Biên Hòa, Vũng Tàu,...
Thiên nhiên và tài nguyên
Thiên nhiên
Có diện tích 23550 km2 gồm: TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu
Là một dải đất cao hơi lượn sóng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao phổ biến từ 20-200m, rải rác một số ngọn núi cao dưới 1000m. Phần lớn là đất bazan và đất xám phù sa cổ thuận lợi trồng cây công nghiệp
Khí hậu vùng mang tính chất cận xích đạo và ít thiên tai
Tài nguyên
Tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí ở vùng thềm lục địa và gần các ngư trường lớn, hải sản phong phú
Đồng bằng sông Hồng
Con người và hoạt động kinh tế
Con người
LÀ vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước (1180 ng/km2) năm 1999. Dân số đông, mức đô thị hóa nhanh, nguồn lao động có trình độ học vấn cao hơn các vùng khác, tuy nhiên lao động dư thừa dẫn đến tình trạng thất nghiệp và ảnh hưởng đến xã hội
Kinh tế
Công nghiệp
Khá phát triển, đứng thứ 2 cả nước với một số nhóm ngành quan trọng: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cơ khí. Hiện tại đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc và các khu công nghiệp lớn
Dịch vụ
Phát triển mạnh, thương mại chiếm vị trí quan trọng, goạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, bưu điện, du lịch,... mở rộng trên phạm vi cả nước
Nông nghiệp
Đất nông nghiệp chiếm 57,65% diện tích tự nhiên của vùng, chủ yếu để trồng lúa. Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ 2, cung cấp 20% sản lượng lúa của cả nước. Ngoài ra cũng có rau quả, thực phẩm xuất khẩu
Các thành phố lớn
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn hóa, đào tạo, y tế lớn nhất cả nước
Hải Phòng là thành phố cảng, thành phố công nghiệp
Các thành phố khác: Hải Dương, Nam Định, Thái Bình
Thiên nhiên và tài nguyên
Thiên nhiên
Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, đất được phù sa của sông hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên rất màu mỡ . Tỉ lệ sử dụng đất cao nhất cả nước chiếm 82,48% diện tích tự nhiên của vùng
Dọc theo hệ thống sông là hệ thống đê ngăn lũ với tổng chiều dà khoảng 1600km
Khí hậu của vùng có mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện tích 14806 km2, số dân là 17,5 triệu người (2002)
Tài nguyên
Tài nguyên khoáng sản ở đồng bằng không nhiều, tiềm năng nhất là than nâu, trữ lượng hàng chục tỉ tấn ở độ sâu 200 đến 2000m. Ngoài ra còn có tiềm năng về khí đốt.
Duyên hải Nam Trung Bộ
Thiên nhiên và tài nguyên
Thiên nhiên
Duyên hải Nam Trung Bộ gồm Bắc Trung Bộ ( diện tích 51513 km2) và Nam Trung Bộ ( diện tích 44254 km2). Đây là một dải đất hẹp kéo dài theo chiều Bắc - Nam bên sườn đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ
Theo chiều Tây - Đông thiên nhiên phân hóa rõ rệt. Biển phía Đông đồng bằng hẹp ở giữa và núi ở phía Tây
Địa hình làm cho vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất so với các vùng khác, gió phơn tây nam nóng, sông ngòi ngắn, dốc, ít phù sa. Đây cũng là vùng đất đai kém màu mỡ và nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán
Tài nguyên
Tài nguyên lâm nghiệp tương đối giàu có ( sau Tây Nguyên)
Tài nguyên biển có giá trị kinh tế nhiều mặt: phát triển du lịch, xây dựng cảng biển nước sâu, khai thác, nuôi trồng thủy sản,...
Khoáng sản có sắt, crom, titan, thiếc, đá quý, đá vôi,...
Con người và hoạt động kịnh tế
Con người
Số dân của vùng là 18,7 triệu người (2002), mật độ dân số của Bắc Trung Bộ là 195 ng/km2, duyên hải Nam Trung Bộ là 183 ng/km2. Dân chủ yếu là người Kinh tập trung ở đồng bằng, nguồn lao động dồi dào, số người chưa có việc cao
Miền núi dân cư thưa thớt, là nơi cư trú một số dân tộc ít người. Người dân duỷen hải cần cù, ham học nhiều nhân tài
Kinh tế
Nông nghiệp: Là vùng phát triển các cây lương thực, nhưng sản lượng thấp. Cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là sản phẩm hàng hóa của vùng
Khai thác và nuôi trồng thủy sản là nghề quan trọng của vùng. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá nhưng lớn nhất là vùng biển cực Nam Trung Bộ. Sản lượng thủy sản xếp thứ 2 sau đồng bằng sông Cửu Long
Công nghiệp nhìn chung còn nhỏ bé, thua kém nhiều vùng. Một số ngành tương đối phát triển là công nghiệp xi măng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, khai thác khoáng sản. Một dố vùng kinh tế trọng điểm, xây dựng cảng nước, nhà máy lọc dầu dang được đẩy mạnh
Tây Nguyên
Thiên nhiên và tài ngyên
Thiên nhiên
Tây nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, không giáp biển và có diện tích là 56082,8 km2
Là bộ phận rộng lớn nhất của hệ thống núi Trường Sơn Nam. Địa hình chủ yếu là các cao nguyên lượn sóng tạo ra các bậc địa hình 100-300m, 300-500m, 500-800m. Về phía đông các cao nguyên được bao bọc bởi các khối núi, dãy núi cao, sườn các khối núi đổ dốc xuống các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển
Tài nguyên
Tài nguyên chính là các cao nguyên đất đỏ bazan thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi,...quy mô lớn. Rừng có nhiều loài động vật quý hiếm, thực vật có thông nước, thông năm lá, các cây thuốc quý như sâm bố chính, sa nhân, sâm ngọc linh,...
Khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là bô-xit có trữ lượng hàng tỉ tấn. Tây nguyên cũng có trữ năng thủy điện khá lớn trên các sông Xê-xan, Xrê-pốc và thượng nguồn sông Đồng Nai
Dân cư và hoạt động kinh tế
Dân cư
Tây nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc: Gia-rai, Ra-giai, Xơ-đăng, Ê-đê, Ba-na,...Mật độ dân số 67 ng/km2. Tây nguyên là vùng thưa dân, tỉ lệ người chưa biết chữ cao, cán bộ còn thiếu
Kinh tế
Công nghiệp của vùng đang trong giai đoạn hình thành với các điểm, trung tâm công nghiệp nhỏ. Là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta, chủ yếu là: cà phê, dâu tằm lớn nhất, cao su, chè, hồ tiêu lớn thứ hai. Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên, sản lượng khai thác đang giảm dần.
Các thành phố: Plây-ku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt
Biển Đông các đảo và quần đảo
Biển Đông
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ thời tiết và khí hậu của biển Đông khá phức tạp, là nơi phát sinh nhiều cơn bão
Là nơi có nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng. Trên không phận thuộc biển Đông cũng có nhiều tuyến hàng không quốc tế
Tuy tương đối kín nhưng 4 phía của biển Đông đều có đường thông ra 2 đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Diện tích khoảng 3447000 km2, 9 nước nằm quanh biển Đông là: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Xingapo, Indonexia, Philippin và Brunây
Là một biển lớn và tương đối kín, trải dài từ khoảng Chí tuyến Bắc đến vĩ tuyến 3 độ N. Phía đông mở rộng đến đường bờ biển phía tây của các đảo thuộc Phi-lip-pin
Biển Việt Nam và các đảo
Biển Việt Nam
Có đường bờ biển dài 3260 km, 30 tỉnh thành phố giáp biển. Có nhiều đảo và quần đảo thuộc chủ quyền của nước ta
Vùng biển nước ta có tài nguyên phong phú và giá trị kinh tế nhiều mặt: nguồn lợi hải sản phong phú, vùng bờ biển và các đảo có nhiều thắng cảnh đẹp, các vịnh biển kín gió là nơi xây dựng các hàng hải lí tưởng, bảo tồn được nguồn tài nguyên sinh vật
Biển Việt Nam thuộc biển Đông, có diện tích hơn 1 triệu km2
5 bể trầm tích và dầu khí là sông Hồng, Nam Côn Sơn, Mã Lai - Thổ Chu, Cửu Long. Tổng trữ lượng khai thác là 4-5 tỉ tấn
Các đảo
Quần đảo Hoàng Sa ( Đà Nẵng) gồm trên 30 hòn đảo, cồn trong một vùng rộng khoảng 15000km2. Trong đó Hoàng Sa là lớn nhất với chiều dài hơn 900m, chiều rộng gần 700m
Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) gồm 100 hòn đảo, cồn san hô và bãi san hô rộng khoảng 160-180 nghìn km2. Trong đó có 23 hòn đảo thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước với diện tích tộng cộng khoảng 10 nghìn km2. Một số hòn đảo lớn là Ba Đình, Nam Yết, Song Tử đông, Song Tử tây
Có 2773 hòn đảo ven bờ. Trong đó các đảo có diện tích lớn nhất là: Phú Quốc 573 kn2, Cát Bà 277km2, và các đảo tương đối lớn là Côn Đảo, Phú Quý, Lí Sơn, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ,...
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Con người và hoạt động kinh tế
Con người
Số dân của vùng là 11,5 triệu người (2002), mật độ dân số năm 1999 là 63 ng/km2 (Tây Bắc) và 136 ng/km2 (Đông Bắc)
Vùng có gần 30 dân tộc ít người sinh sống: Mường, Tây, Thái, Nùng, Mông,...
Kinh tế
Công nghiệp
Hoạt động ở một số ngành chính: ngành than, ngành điện (thủy điện, nhiệt điện), hóa chất (sản xuất phân bón hóa học, hóa chất cơ bản,...) và khai thác khoáng sản,...
Dịch vụ
Du lịch được đẩy mạnh phát triển trong những năm gần đây với nhiều loại hình đa dạng như: du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội, tôn giáo, tham quan phong cảnh thiên nhiên,...
Nông nghiệp
Hoạt động chính là trồng cây công nghiệp (chè), cây làm thuốc (tam thất, dương quy, đỗ trọng,...), cây ăn quả (mận, đào, lê, vải,..) và chăn nuôi trâu bò. Lúa trồng giữa núi, thung lũng, ruộng bậc thang, ngô, sắn trồng ở sườn núi
Các thành phố
Việt Trì, Thái Nguyên là 2 thành phố sớm được xây dựng ở vùng Đông Bắc. Ngoài ra còn một số thành phố khác như: Hạ Long, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái,...
Thiên nhiên và tài nguyên
Thiên nhiên
Tây Bắc là một vùng chủ yếu gồm núi trung bình và núi cao, là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Phan-xi-păng (3143m)
Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng. Từ dãy núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung, có 4 cánh cung lớn là sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.
Trung du và miền núi phía Bắc gồm 2 tiểu vùng: Tây Bắc và Đông Bắc có tổng diện tích là 100965 km2
Tài nguyên
Là vùng có tài nguyên khoáng sản và thủy điện phong phú, dồi dào nhất nước ta. Ngoài ra còn có tài nguyên du lịch, tài nguyên đất đai, khí hậu để phát triển nông nghiệp
Dân cư và các ngành kinh tế
Dân cư
Mật độ dân số của nước ta là 312 người/km2 (2018), dân số chiếm 1,27% dân số thế giới, đứng thứ 14 thế giới về dân số
Dân cư nước ta phân bố không đều, có sự chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn
Việt Nam là một nước đông dân, dân số tăng nhanh. Nước ta có 54 dân tộc, người Kinh, Hoa, Chăm, Khơ me phần lớn sống ở đồng bằng còn các dân tộc ít người sống chủ yếu ở trung du và miền núi
Dân số đông tạo nguồn lao động dồi dào, bên cạnh đó cũng gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Các ngành kinh tế
Công nghiệp
Gồm có 4 nhóm ngành chính, một số ngành phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế trọng điểm của cả nước
Nhiều nơi đã hình thành vùng công nghiệp trọng điểm với các
trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất,... Tuy nhiên sự phân bố công nghiệp không đồng đều giữa các vùng
Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đang có những chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Dịch vụ
Thông tin liên lạc
Chú trọng đầu tư phát triển với tốc độ cao với nhiều mạng thông tin hiện đại, phân bố rộng khắp: mạng điện thoại, mạng phi điện thoại, mạng truyền dẫn
Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông gồm nhiều ngành: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống. Trong đó đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất đối với việc vận tải hàng hóa và hành khách
Du lịch
Từ thập kỉ 90 trở lại đây, du lịch thực sự bùng nổ, số lượng khách trong nước và quốc tế tăng mạnh. Số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 13 triệu (2017). Doanh thu ngành du lịch không ngừng tăng
Thương nghiệp
Đã có những chuyển biến mạnh mẽ nhất là ngoại thương. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, thị trường mở rộng,... góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước
Nông nghiệp
Là ngành kinh tế lâu đời và giữ vị trí quan trọng
bao gồm 2 ngành chính
Trồng trọt
Cây công nghiệp hằng năm được trồng ở trung du và đồng bằng. Cây công nghiệp lâu năm được trồng ở trung du và miền núi
Cây ăn quả, rau được trồng ở đồng bằng và một số cao nguyên miền núi
Lúa là cây trồng chính được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Chăn nuôi
Trâu bò được nuôi nhiều ở trung du và miền núi: lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng