Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ĐỊA LÍ VIỆT NAM (dân cư (Mdds nước ta là 231 người /km2 ( năm 1999) , so…
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
dân cư
Mdds nước ta là 231 người /km2 ( năm 1999) , so với thế giới nước ta có mdds cao
Dân cư nước ta phân bố không đều , sự phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa đồng bằng và miền núi , giữa thành thị và nông thôn
Là nước đông dân , dân số tăng nhanh .Nước ta có 54 dân tộc , người Kinh , Hoa , Chăm , Khơ me phần lớn sống ở đồng bằng còn các dân tộc ít người khác chủ yếu sống ở trung du và miền núi
Đặc điểm dân cư nước ta bên cạnh những mặt tích cực đã dẫn đến những khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước .Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách về dân số , phân bố lại dân cư , lao động.
Trung du và miền núi bắc bộ
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Khí hậu : nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa.Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt .Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh khô ít mưa.Chế độ gió tạo ra thời tiết có thời tiết khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán,sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.Các khoáng sản chính là than ,sắt ,thiếc ,chì _kẽm ,đồng ,apatit ,pyrit ,đá vôi và sét làm si măng, gạch ngói ,gạch chịu lửa,....
Đọa hình: bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc. Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao.Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao,các thung lũng sâu hay hẻm vực,các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp.Khối núi thượng nguồn sông chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng.có 4 cánh cung lớn là cánh cung sông Tâm, cách cung Ngân Sơn ,cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
Tài nguyên đất:trung du và miền núi Bắc Bộ có phần lớn diện tích là đất ferarit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ ( ở Trung Du ) .Đất phì sa ở dọc các thung lũng sâu và các cánh đồng ở miền núi như :Phan Yên ,Nghĩa Lộ , Điện Biên ,Trùng Khánh.
Vị trí địa lý
Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm liền kề với Đồng Bằng sông Hồng, là cái nôi của nền văn hóa Việt Nam, giáp một vùng biển giàu tiềm năng
Chiếm 30,7% diện tích cả nước và gồm 15 tỉnh.Điện Biên,Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình (thuộc Tây Bắc); Lào Cai , Yên Bái , Phí Thị ,Hà Giang ,Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Băc Kạn ,Thái Nguyên, Bắc Giang ,Quảng Ninh ( thuộc Đông Bắc )
Là vùng lãnh thổ phía Bắc đất nước, nằm sát chí tuyến Bắc.Phía Bắc giáp Trung Quốc,phía Tây giáp Lào,phía Đông giáp Đồng bằng Sông Hồng và biển,phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các vùng trong nước ,với nước bạn như:Trung Quốc, Lào (qua các cửa khẩu...) và vác nước trong khu vực Châu Á,Thái Bình Dương và Thế Giới (qua các cảng...).
Đặc điểm dân cư xã hội
Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc đổi mới.
:
Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người :Thái ,Tày ,Nùng,...người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương
-Trình độ dân cư xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Đông Nam Bộ
Điều kiện tự nhiên , tài nguyên
Nằm trong miền khí hậu phía Nam , Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm .Đặc biệt có sự phân hóa sâu sắc theo mùa , phù hợp với hoạt động của gió mùa .Lượng mưa dồi dào trung bình hằng năm khoảng 1500-2000mm .Khí hậu của vùng tương đối điều hòa , ít có thiên tai .Tuy nhiên vào mùa khô , lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt .
Đất nông nghiệp là 1 thế mạnh của vùng .Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp . Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là đất nâu đỏ trên nền bazan , đất nâu vàng trên nền bazan , đất xám trên nền phù xa cổ .3 nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su , cà phê , điều , lạc , cây lương thực ....Đất chưa sử dụng chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên. Tỉ lệ đất sử dụng trong nông nghiệp , lâm nghiệp , đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình của đất nước.
Địa hình : Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng lớn , chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long.Độ cao địa hình thay đổi , rải rác có 1 vài ngọn núi trẻ .Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp , phát triển công nghiệp và đô thị , xây dựng hệ thống giao thông vận tải ....
Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp , giữ nước , cân bằng sinh thái cho toàn vùng .Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh
Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỉ tấn dầu và 485-500 tỉ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân.Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Dương , Bình Phước .Các khoáng sản khác như đá ốp lát , cao lanh , mỏ cát thủy tinh
Nguồn nước mặt đa dạng , đáng kể là hệ thống sông Đồng Nai là 1 trong 3 con sông lớn ở Việt Nam .Ngoài ra còn 1 số hồ ở phía đông , tổng dung tích khoảng 300 triệu m3 . Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp .Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn , nhưng mực nước sâu từ 50-200m phân bố chủ yếu ở khu vực Biên Hòa - Long An , thành phố Hồ Chí Minh
Bờ biển dài 350km với vùng biển Ninh Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam .Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản là11,7 nghìn ha.Thiên nhiên ưu đãi cho Đông Nam Bộ bãi biển Vũng Tàu , Long Hải phát triển ngành du lịch trong vùng .
Dân cư
Mật độ dân số gấp đôi mật độ trung bình của cả nước , GDP/ người và tỉ lệ dân số thành thị đều cao hơn 2 lần so với chỉ tiêu trung bình cả nước .So với cả nước , các chỉ tiêu tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị , tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn đều thấp hơn , tỉ lệ người lớn biết chữ , tuổi thọ trung bình cao hơn
Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch
Đông dân , lực lượng lao động dồi dào , lành nghề và năng động thị trường tiêu thụ rộng lớn
Vị trí địa lí
Giáp các vùng Tây Nguyên , Đồng bằng sông Cửu Long , Duyên hải Nam Trung Bộ ; kề với Cam -pu - chia . Tiếp giáp với biển Đông.
Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội : Thông thương qua cảng biển , thuận tiện cho giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.
Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh và 1 thành phố : Bà Rịa - Vũng Tàu , Bình Dương , Bình Phước , Đồng Nai , Tây Ninh , Thành phố Hồ Chí Minh.Diện tích tự nhiên 23564km2 , chiếm 7,3% diện tích cả nước .
Đồng bằng sông Cửu Long
Điều kiện tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên
Đất Phù Sa :phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sông Tiền và sông Hậu diện tích 1,2 triệu ha
Nhóm đất phèn : phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trung tâm bán đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha
Nhóm đất xám: diện tích trên 13 4000 ha chiếm 3,4% diện tích toàn vùng. phân bố chủ yếu ở dọc biên giới Campuchia trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười
Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất cát giông, than bùn, đất đỏ vàng ,đất xói mòn... chiếm diện tích không đáng kể khoảng 0,9% diện tích toàn vùng
Miền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 đến 27 độ C biên độ nhiệt trung bình năm 2 đến 30 độ C chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiều nhiễu loạn thời tiết. Có 2 mùa rõ rệt, Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa
vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những thăng trầm tích phù Sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những cắt dọc theo sự hình thành những dòng cát dọc bờ biển. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng ,độ cao trung bình là 3 đến 5 m có khu vực chỉ cao 0,5 đến 1 m so với mặt nước biển
Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỉ mét khối.Chế độ thủy văn thay đổi theo mùa..Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9,tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Về mùa khô,lượng nước giảm nhiều,làm cho thủy triều nấn sâu vào đồng bằng làm vùng đất ven biển bị nhiễm mặn nghiêm trọng.
Tài nguyên biển: chiều dài bờ biển 732 km với nhiều cửa sông và Vịnh .Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản quý với trữ lượng cao: Tôm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước, cá Nối 20%, cả đáy 32%, Ngoài ra còn có hải sản qúy như đồi mồi, mực... trên biển có nhiều đảo ,quần đảo có tiềm năng kinh tế cao như đảo Thổ Chu, Phú Quốc .Ven bờ là hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật
Tài nguyên khoáng sản: trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn .Phục vụ sản xuất xi măng ,vôi xây dựng ,Cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ ,Sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối, than bùn ở U Minh, Cần Thơ ,Sóc Trăng, Tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, muối khoáng....
Dân cư,xã hội
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tương đối với mức trung bình của cả nước, tuổi thọ trung bình cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước . Về thành phần dân tộc ,ngoài người kinh còn có người Khơme ,người chăm, người Hoa
So với mức chung của cả nước: - GDP/ người thấp hơn nhưng tỉ lệ hộ nghèo ít hơn - Trình độ đô thị hóa thấp hơn
-Mặt bằng dân trí còn thấp ,tỷ lệ người lớn biết chữ thấp hơn ở đồng bằng sông Cửu Long
Mật độ dân số cao ,năm 2006 là 429 người/km2 ( gấp gần 1,7 lần mật độ dân số của cả nước )phân bố dân cư trên lệch lớn giữa thành thị - nông thôn và giữa các địa phương (khoảng 80% Dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số của vùng đất phù sa ngọt cao hơn nhiều vùng đất phèn Và Đất Mặn)
Số dân đông ,năm 2006 là hơn 17,4 triệu người (20,7% dân số cả nước ,xếp thứ hai cho vùng đồng bằng sông Hồng)
Vị trí địa lí
Nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo ,quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan
Vùng bao gồm các tỉnh Long An,Tiền Giang,Bến Tre, VĨnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ ,Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,Kiên Giang,An Giang, Đồng Tháp,Hậu Giang, với tổng diện tích tự nhiên 39734 km2 chiếm 12,2% diện tích tự nhiên của cả nước
Đồng Bằng Sông Hồng
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Yafi nguyên khoáng sản :đáng kể nhất là tài nguyên đất sét ,đặc biẹt là đất sét trắng ở Hải Dương , phục vụ cho việc sản xuaat các sản phẩm sành ,sứ.Tài nguyên đá vôi ở thủy nguyên Hải -Phòng đến Kim Môn- Hải Dương ,dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dượng.Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2000m có trữ lượng hàng trục tỉ tẩn đứng hàng đầu cả nước,hiện chưa có điều kiện khai thác.Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt.
Đồng Bằng Sông Hồng có một vùng biển lớn , vơai bờ biển kéo dài từ Thủy Nguyên (Hải Phòng ) đến Kim Sơn (Ninh Bình ).Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa đây là cơ sở nuôi trồng thủy hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.Ngoài ra một số bãi biển đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn huyện đảo Cát Bà
Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển .Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng của sông khi nước lũ và thủy triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông.Vèe mùa khô (t10 đến t4 năm sau ), dòng nước trên dông chỉ còn 20 đến 30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước.
Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước ,trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày.Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 cả nước với diện tích đạt 1242.9 nghìn ha.
Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô.Mùa xuân có tiết mưa phùn.Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh , mùa xuân ,vụ hè thu và vụ mùa .
Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thưc vật quý hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam.Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dày đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì , Cát Bà , Cúc Phương.
Địa hình tương đối bằng phẳng và hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phât triển hệ thống giao thông thủy ,bộ và cơ sở hạ tầng của vùng
Dân cư và Xã Hội
Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.Hệ thống đê điều (dài 3000 km là nét độc đáo của đồng bằng sông Hồng).
-Đô thị được hình thành lâu đời là thủ đô Hà Nội và Hải Phòng
Khó khăn cơ cấu chuyển dịch chậm dân số quá đông.
Dân cư đông đúc nhất cả nước, mức độ dân số trung bình 1.179 người/km2 (2002)
-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm ,nhưng mật độ dân số vẫn cao.
-So với cả nước đồng bằng Sông Hồng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn.Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao hơn.Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn sấp xỉ GDP- người thấp hơn.Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn.Tuổi thọ trung bình cao hơn.Tỉ lệ dân thành thị thaap hơn.
Vị trí địa lí
Bao gồm 11 tỉnh và thành phố như Vĩnh Phúc, Hà Nội , Bắc Ninh, Hà Nam , Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình , Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Diện tích 23,336 km vuông chiếm 7.1 diện tích của cả nước. Dân số 17, 5 triệu người ( năm 2002)
Đồng Bằng sônng Hồng trải rộng rừ vĩ độ 21'34° Bắc ( huyện Lập Thạch tới vùng bãi bồi khoảng 19.5° Bắc (huyện Kim Sơn, từ 105'17° Đông huyện Ba Vì đến 107'7° đông trên đảo Cát Bà. Phía Bắc và Đông Bắc là vùng Đông Bắc ( Việt Nam) phía tây và phía tây nam là vùng Tây Bắc , phía Đông là Vịnh Bắc Bộ , phía nam là vùng Bắc Trung Bộ
địa lí các ngành kinh tế VN
Nông nghiệp
Bao gồm 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi . Ngoài ra còn có các ngành : nuôi trồng và đánh bắt hải sản , trồng rừng .Hiện nay các ngành trồng trọt giữ vị trí chủ đạo , ngành chăn nuôi đang tăng dần tỉ trọng trong tổng giá trị sx của ngành nông nghiệp
Trong ngành trồng trọt , lúa là cây trồng chính , được trồng chủ yếu oẻ các đồng bằng nhất là đb sông Cửu Long và đb sông Hồng
là ngành kinh tế lâu đời và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta
cây công nghiệp hằng năm được trồng ở trung du và đồng bằng . Cây công nghiệp lâu năm được trồng ở trung du và miền núi
cây ăn quả , rau được trồng nhiều ở các đb và một số cao nguyên ở miền núi . trâu bò được nuôi nhiều ở các vùng trung du và miền núi . lơn gia cầm đc nuôi nhiều ở đb
công nghiệp
hiện nay coonmg nghiệp là nghành có tốc độ tăng trưởng cao và đang có những chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá
ngành công nghiệp nước ta gồm 4 nhóm ngành chính , mỗi nhóm nghành công nghiệp lại bao gồm nhiều nghành công nghiệp nhỏ hơn . Trong cơ cấu các ngành công nghiệp nổi lên 1 số nghành chiếm tỉ trọng lớn và cũng là những ngành công nghiệp trọng điểm của cả nước
cả nước hình thành nhiều vùng công nghiệp trọng điểm với các trung tâm công nghiệp , khu công nghiệp , khu chế xuất ,... Tuy nhiên sự phân bố công nghiệp nước ta còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng
địa lí một số ngành dịch vụ
ngành thương nghiệp
đã có những biến chuyển manh mẽ , nhất là ngành ngoại thương , hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh , thị trường mở rộng ...góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh của đất nước
ngành du lịch
ngành du lịch đang được sự bùng nổ , số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế tăng mạnh
ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
giao thông vận tải
mạng lưới giao thông gồm nhiều nghành : đường oto , đường sắt , đường sông , đường biển , đường hàng không . trong đó mạng lưới đường oto giữ vai trò quan trọng
hệ thống giao thông vận tải bắc -nam với trục chính là đường số 1 và đường sắt thống nhất . hệ thống đường oto đang được nâng cấp, cải tạo với những dự án lớn
thông tin liên lạc
nước ta đang trú trọng đầu tư phát triển với tốc độ cao , với nhiều mang thông tin hiện đại , phân bố rộng khắp
Biển đông các đảo và quần đảo
Biển Đông
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích Khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3 độ lên đến vĩ độ 26 độ Bắc và từ kinh độ 100 độ đến 121 độ đông
Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước .Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm biển Đông ,thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên biển Đông
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương- Ấn Độ dương ,châu Âu -châu Á ,trung đông- Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới
Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật( thủy sản) phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản) .Biển Đông được coi là một trong năm bồn chứa dầu khí lớn nhất thế giới
Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới
Biển đông được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam ,Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunây, Malaysia, Singapore, Thái Lan Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan
Biển Việt Nam và các đảo
Một số đảo ven bờ có diện tích khá lớn như: Phú Quốc( 567 km2) Cát Bà(khoảng 100 km2) và có số dân khá đông như: Phú Quốc ,Cái Bầu ,Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bá... còn lại phần lớn là các đảo nhỏ hoặc rất nhỏ không có dân sinh sống thường xuyên.
Trong vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ. Hệ thống đảo ven bờ có khoảng hơn 3.000 đảo phân bố tập trung nhất ở vùng biển của các tỉnh :Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng (khoảng 1 triệu km2) .Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cả nước có 28 trong 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển
Các đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ và hai quàn đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thuộc chủ quyền của nước ta từ lâu đời. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa
TÂY NGUYÊN
Vị trí địa lí
Biên giới với Lào , campuchia ở phía Tây , là vùng duy nhất k giáp biển
Ý nghĩa : Gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển , là thị trường tiêu thụ sản phẩm , có mối liên hệ bền chặt với Duyên Hải Nam Trung Bộ
gồm các tỉnh Kon Tum , Gia Lai , Đak Lak , Đak Nông và Lâm Đồng. Diện tích 54.475 km2 . Dân số 4,4 triệu người (năm 2002)
đk tự nhiên và TNTN
Từ Tây nguyên có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận ( chảy về Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai , chảy về Duyên Hải Nam Trung Bộ có sông Ba , chảy về phía Đông Bắc Campuchia có con sông Xê Xan , Xê -rê-pook )
Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thên nhiên - đất badan : 1,36 triệu ha iện tích ( 66% diện tích đất badan trên cả nước ) thích hợp với việc trồng cà phê , cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm -rừng gần 3 triệu ha ( chiếm 25% diện tích rừng cả nước )
khí hậu cận xích đạo , khí hậu cao nguyên mát mẻ thích hợp với nhiều loại cây trồng , đặc biệt là cây công nghiệp - nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn ( chiếm khoảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước ) -Khoáng sản : boxit có trữ lượng loại lớn , hơn 3 tỉ tấn - tài nguyên du lịch sinh thái : khí hậu mát mẻ , nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp
Địa hình cao nguyên xếp tầng ( Kon Tum , Play Ku , Đak lak , Mơ Nông , Lâm Viên, di Linh )
khó khăn : mùa khô kéo dài , gây nguy cơ thiếu nước và cháy rừng , chặt phá rừng quá mức và nạn săn bắt động vật hoang dã
vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí
Đất liền :nằm trên bán đảo Trung Ấn tiếp giáp với công hòa nhân dân Trung Hoa , cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Cam Pu Chia
Phần biển: diện tích khoảng 1000 km2 có nhiều đảo lớn,nhỏ.
Đường bờ biển dài.
Tiếp giáp với vùng biển nhiều nước trong khu vực .
Ý nghĩa: vị trí địa ló đã quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên vùng nhiệt đới gió mùa ẩm.Trong sự phát triển kinh tế _xã hội ưu thế nổi bật của vị trí nước ta vừa gắn với lục địa Á Âu vừa trông ra Thái Bình Dương rộng lớn
Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Đặc điểm chung của địa hình:
-phần lớn là đồi núi thấp có cấu trúc theo hướng Tây Bắc_Đông Nam,hướng vòng cung.
-Địa hinh có tính chất căn bậc khá rõ rệt
-Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người
.
Khí hậu
-Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm tính chất nổi bật là nền nhiệt cao nhiệt độ không khí trung bình năm vượt trên 21 độ C lượng mưa lớn tập trung theo mùa phụ thuộc vào chế độ gió mùa bên cạnh đó khí hậu nước ta còn có sự phân hóa đa dạng giữa các vùng và diễn biến phức tạp
-Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió mùa gió Đông Bắc vào mùa đông và mùa hạ với gió mùa Tây Nam trong 5 thời tiết khí hậu diễn biến thất thường và có nhiều thiên tai
-Miền Bắc có mùa đông lạnh nhiệt độ các tháng mùa đông dưới 20 độ C
-Miền khí hậu đông trường sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn có mưa Mưa lệch hẳn về thu đông và đầu mùa hạ bị khô hạn do ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam.
-miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo nhiệt độ cao quanh năm mùa khô sâu sắc hơn miền khí hậu phía bắc-
Sông ngòi
-nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc ,nguồn nước phong phú ,phân bố rộng khắp trên cả nước, song phần lớn là các sông nhỏ ,ngắn và dốc
-Sông ngòi nước ta phần lớn chạy theo hướng tây bắc- đông nam
-Chế độ nước theo mùa và có nhiều Phù Sa
Đất trồng
-Nước ta có hai nhóm đất chính là đất feralit và Đất Phù Sa.
-Nhóm đất feralit có nhiều ở vùng đồi núi và nhiều loại đất khác nhau trong đó loại đất feralit trên đá Bazan là loại đất tốt và có giá trị kinh tế nhất chỉ có khoảng 2 triệu ha
-Nhóm đất phù sa cổ ở đồng bằng tập trung ở các Đồng bằng lớn như đồng bằng sông Cửu Long đồng bằng sông Hồng và các đồng bằng duyên hải miền Trung
Sinh vật
-Nước ta có giới sinh vật rất phong phú và đa dạng. về thực vật, nước ta có 14 600 loài thực vật tự nhiên, về động vật ,có trên 11 200 loài và phân loài .trong đó ,có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào 'Sách Đỏ Việt Nam'.
Các vùng sinh thái đa dạng Nhưng tiêu biểu nhất nhà sinh vật của vùng nhiệt đới ẩm. các kiểu rừng nhiệt đới gió mùa là kiểu rừng tiêu biểu nhất trong trường rừng nhiệt đới gió mùa ẩm của rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh và rừng gió mùa rụng lá
Tuy nhiên giới sinh vật nguyên sinh ở nước ta bị tàn phá hủy diệt nặng nề sự giảm sút tài nguyên rừng tự nhiên đã làm cho môi trường sống của sinh vật và con người bị đe dọa
Tài nguyên khoáng sản
Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú trong đó có nhiều loại có giá trị đối với sản xuất công nghiệp gồm: than, dầu khí ,một số khoáng sản kim loại và phi kim loại