Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Địa lý Việt Nam BANDOVIETNAM (Khí hậu (Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu…
Địa lý Việt Nam
Vị trí địa lý
Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông gần trung tâm ĐNÁ, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.
Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới
Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận
Phần đất liền :
Có diện tích 331.212 km2
Tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc,
Lào và Cam-pu-chia ở phía tây,
phía đông và nam giáp Biển Đông và vịnh Thái Lan,
nằm hoàn toàn trong múi giờ số 7.
Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S,
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi và có bờ biển dài.
Phần biển
Đường bờ biển dài 3.260 km
Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa.
Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông
Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng)
Vùng trời : Là khoảng không gian vô tận bao phủ lên trên lãnh thổ.
Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ :
Ý nghĩa tự nhiên
Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
Vị trí địa lý nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai
Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng.
Vị trí địa lí cũng đặt chúng ta trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Ý nghĩa kinh tế – xã hội và quốc phòng
Về văn hoá – xã hội: vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
về kinh tế
có thể phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới thâm canh, đa canh.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nước ta có thể phát triển một nền kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng.
Nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Nam Á, tiếp giáp với Biển Đông, nước ta trở thành một “quốc gia mặt tiền”, là cửa ngõ thông ra biển của nhiều nước trong khu vực
Nằm ở vị trí ngã tư giao thông quốc tế, nước ta có thể liên lạc dễ dàng với các nước bằng nhiều loại hình giao thông vận tải khác nhau, đó là tiền đề để phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư của các nước.
Nằm trong khu vực có hoạt động kinh tế sôi động của thế giới, nước ta dễ dàng tiếp thu vốn, kĩ thuật và công nghệ hiện đại của các nước, tăng cường giao lưu buôn bán.
Tuy nhiên, vị trí địa lí cũng đặt nước ta trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai phải có những biện pháp phòng tránh hữu hiệu, và trong khu vực có sự cạnh tranh gay gắt.
Về dân cư và xã hội
Vị trí địa lí làm cho nước ta có một cộng đồng dân cư gồm nhiều thành phần dân tộc.
Vị trí địa lí cũng làm cho nước ta có nhiều nét tương đồng về mặt văn hoá với các nước trong khu vực do cùng chịu ảnh hưởng của các nền văn minh lớn.
Khí hậu
Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan
độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm
Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây nên lũ
Sự phân chia mùa ở nửa phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạo.
Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao.
Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC
Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ
Trung du và miền núi bắc bộ
Vị trí địa lý
Là vùng lãnh thổ phía Bắc nước ta
Phía Bắc giáp Trung Quốc
Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ
Phía Tây giáp Lào
Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
Diện tích: 100.965 km2 chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ cả nưuocs
Dân số 11,5 triêu người chiếm 14,4% dân số cả nước ( 2002)
Có đường bờ biển dài
=>Lãnh thổ giàu tiềm năng, dễ giao lưu với nước ngoài và trong nước.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình cao, căt xẻ mạnh
Khí hậu có mùa đông lạnh
Tài nguyên: khoáng sản có nhiều loại, trữ năng thủy điện dồi dào.
Khó khăn: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất…Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác.
Đặc điểm dân cư và xã hội
Có trên 30 dân tộc ít người cùng sinh sống, người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
Có sự chênh lệch giữa Tây Bắc và Đông Bắc về các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội.
Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.
thuận lợi
Đồng bào dân tộc có kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới…).
Đa dạng về văn hóa.
khó khăn
Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
Quan hệ đối ngoại
chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế
chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển"
Dân cư
Đặc điểm dân số
Dân đông: năm 2006: 84,15 tr. người (thứ 2 ĐNA, thứ 13 thế giới)
Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 86,2%
DS nước ta tăng nhanh, đặc biệt nửa sau của TK 20. Hiện nay do thực hiện chính sách dân số mức tăng đã giảm dần:
Cơ cấu dân số trẻ: năm 2005: dưới tuổi lao động 27%, trong tuổi lao động 64%, Quá tuổi lao động 9,0%
ảnh hưởng
Mặt tích cực:
Dân đông, dân số trẻ => nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn
Dân có truyền thống đoàn kết, cần cù, thông minh sáng tạo và giàu lòng yêu nước
Mặt hạn chế
Gây sức ép đối với nền KT, đời sống vật chất của dân còn thiếu thốn, còn đói nghèo
Sức ép đối với XH: vấn đề việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế… còn khó khăn => tệ nạn XH phát triển, mất ổn định XH
Gây sức ép với MT: TNTN nhanh chóng cạn kiệt, MT bị ô nhiễm
biện pháp
thực hiện nghiêm chính sách dân số bằng các biện pháp
Thực hiện tốt luật hôn nhân gia đình
Thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch
Tuyên truyền, giáo dục, xử phạt về vấn đề DS
Phân bố dân cư
phân bố chưa hợp lí giữa các vùng:
Giữa đồng bằng và miền núi. Gây ảnh hưởng đến sử dụng lao động và khai thác tài nguyên
Giữa thành thị và nông thôn. Dân nông thôn chiếm đại bộ phận (73,1%), xu hướng giảm.Dân thành thị chiếm ít (26,9%), có tăng nhưng chậmCho thấy công nghiệp chưa phát triển mạnh, đô thị hóa còn chậm
các ngành kinh tế
Nông nghiệp
Là ngành kinh tế lâu đời và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước t
Chăn nuôi
Đang tăng dần tỉ trọng
trâu bò được trồng nhiều ở trung du và miền núi
lợn gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng
Trồng trọt
Lúa là cây trồng chính
Giữ vị trí chủ đạo
cây aoong nghiệp hàng năm được trồng ở trung du và đồng bằng
Cây cong nghiệp lâu năm được trồng ở trung du và miền núi
Nuôi trồng đánh bắt hải sản
trồng rừng
Công nghiệp
Là ngành có tốc độ tăng trưởng cao
Đang chuyển biến dõ rệt theo công nghiệp hóa hiện đại hóa
Gồm 4 ngành chính
Hình thành nhiều vùng công nghiệp trọng điểm với các trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp
Sự phân bố côn nghiệp còn có sự chênh lệch giữa các vùng
Một số ngành dịch vụ
ngành giao thông vận tải
Gồm|: đường bộ, đường sông,đường biển, đường sắt , đường hàng không, đường ống
ngành thông tin liên lạc
chú trọng đầu tư phát triển với tốc độ cao
Nhiều mạng thông tin hiện đại
ngành thương nghiệp
Chuyển biến mạnh mẽ nhất là ngoại thương
Xuất nhập khẩu tăng mạnh , thị trường mở rộng
Ngành dịch vụ
Ngành du lich đang bùng nổ
số lượng du khách trong và ngoài nước tăng manhj
Tây nguyên
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ (biên giới với Lào, Cam-pu-chia ở phía tây; vùng duy nhất không giáp biển). - Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội (gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển, là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối liên hệ bền chặt với Duyên hải Nam Trung Bộ).
l
Điếu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).
Từ Tây Nguyên, có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận (chảy về Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai, chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ có sông Ba; chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia có sông Xê-xan, Xê-rê-pôk).
Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thiên nhiên:
Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước), thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm.
Rừng: gần 3 triệu ha (chiếm 25% diện tích rừng cả nước).
Khí hậu: cận xích đạo, khí hậu cao nguyên mát mẻ thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp.
Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn (chiếm khảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước)
. + Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn. + Tài nguyên du lịch sinh thái: khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp (Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang, vườn quồc gia Yok Đôn,...).
Khó khăn: mùa khô kéo dài, gây nguy cơ thiếu nước và cháy rừng; chặt phá rừng quá mức và nạn săn bắt động vật hoang dã.
Đặc điểm dân cư, xã hội
Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (các dân tộc ít người chiếm 30% dân số Tây Nguyên).
Vùng thưa dân nhất nước, phân bố không đều
. - Chỉ tiêu về tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân sô" cao hơn bình quân cả nước, chỉ tiêu về tỉ lệ hộ nghèo gần gấp đôi bình quân cả nước. Các chỉ tiêu mật độ dân số, GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị đều cao hơn cả nước.
Đời sống của dân cư được cải thiện đáng kể.
Vùng đồng bằng sông hồng
Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
Gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du và vịnh Bắc Bộ.
Giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Sông Hồng tạo nên đồng bằng châu thổ, có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.
Đất phù sa sông Hồng màu mỡ.
Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.
Khoáng sản: Mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).
Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả như nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch,...
Đặc điểm dân cư, xã hội
Dân cư đông đúc nhất cả nước, mật độ dân số trung bình 1.179 người/km2 (năm 2002).
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng mật độ dân số vẫn cao.
So với cả nước, Đồng bằng sông Hồng có:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn.
Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao hơn.
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn xấp xỉ.
GDP/người thấp hơn
. + Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn.
Tuổi thọ trung bình cao hơn.
Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn.
Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Hệ thông đê điều (dài 3.000km là nét độc đáo của Đồng bằng sông Hồng).
Đô thị được hình thành từ lâu đời là Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng.
Khó khăn: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông.
Đồng bằng sông cửu long
Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
-Diện tích: 39.734 km2.
– Dân số (17,4 triệu người năm 2012 )
– Gồm 13 tỉnh (thành phố): TP. Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
– Vị trí: Nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông.
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, có 3 mặt giáp biển, có nhiều quan hệ với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công, gần với vùng kinh tế năng động Đông Nam bộ nên thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước.
điều kiện tự hiên và tài nguyên thiên nhiên
Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp:
– Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ.
Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm.
Sông Mê Kông đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.
Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
Khó khăn:
Diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo, thiếu nước ngọt trong mùa khô. Lũ gây ra ở ĐBSCL vào mùa mưa với diện rộng và thời gian dài.
đặc điểm dan cư và xã hội
Đặc điểm: đông dân, ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.
Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, cần cù, linh hoạt, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thị trường tiêu thụ lớn.
mặt bằng dân trí thấp, cơ sở vật chất hạ tầng ở nông thôn chưa hoàn thiện.
Đông nam bộ
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
Giáp các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ; kề với Cam-pu-chia. Tiếp giáp với Biển Đông.
Y nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội: Thông thương qua cảng biến, thuận tiện cho giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình thoải, có độ cao trung bình.
Đất badan, đất xám.
Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ tốt.
Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, sát đường hàng hải quốc tế.
Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
thế mạnh kinh tế
Mặt bằng xây dựng tốt.
Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuôc lá, hoa quả.
Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
Đánh bắt hải sản.
Giao thông, dịch vụ biển, du lịch biển.
Hệ thống sông Đồng Nai (gồm sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé): tưới nước, thuỷ điện.
Khó khăn:
ít khoáng sản.
Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng
Đặc điểm dân cư - xã hội
Đông dân, lực lượng lao động dồi dào, lành nghề và năng động, thị trường tiêu dùng rộng lớn.
Mật độ dân số gần gấp đôi mật độ trung bình của cả nước, GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị đều cao hơn hai lần chỉ tiêu trung bình của cả nước. So với cả nước, các chỉ tiêu tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn đều thấp hơn; tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình cao hơn.
Nhiều di tích lịch sử - văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
Duyên hải miền trung
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
Gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Diện tích: 51 513 km2km2 (2002)
Dân số: 10,3 triệu người (2002)
Là vùng hẹp bề ngang.
Phía Bắc giáp ĐB.Sông Hồng, Trung du và miền núi Bắ Bộ, phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
=> Cầu nối giữa 2 miền Bắc - Nam và là hành lang Đông-Tây.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Thiên nhiên có sự khác nhau giữa Bắc và Nam dãy Hoành Sơn.
Khí hậu:
Thời tiết khắc nghiệt, diễn biến thất thường.
Chịu nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, gió tây khô nóng, hạn hán, cát bay...
Tài nguyên khá đa dạng:
Khoáng sản không đáng kể.
Có diện tích và độ che phủ lớn thứ 2 cả nước.
Biển có nhiều bãi tôm, bãi cá.
Dân cư và xã hội
Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
Sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác nhau giữa Đông và Tây.
Dân tộc Việt (phía Đông): sản xuất lương thực, cây công nghiệp, dịch vụ.
Dân tộc ít người (phía Tây): trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.
Đời sống còn gặp nhiều khó khăn song đang dần được cải thiện.
Người dân chăm chỉ, cần cù và dũng cảm.