ịa bàn cư trú của 25 dân tộc. - Có sự khác biệt từ đông sang tây về dân cư và hoạt động kinh tế. + Đồng bằng ven biển phía đông: chủ yếu là người Kinh. Hoạt động kinh tế: sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ. + Miền núi, gò đồi phía tây: chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều,... Hoạt động kinh tế chủ yếu: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy; chăn nuôi trâu, bò đàn,... - Tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức bình quân của cả nước; mật độ dân số và tuổi thọ trung bình thấp hơn; GDP/người và tỉ lệ dân số thành thị thấp hơn nhiều so với cả nước. Đời sống dân cư, đặc biệt ở vùng cao, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn. - Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hoá. Người dân có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên tai và chống ngoại xâm.