Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
LỊCH SỬ images1888345_6 (Từ khi thực dân Pháp xâm lược đến Cách Mạng…
LỊCH SỬ
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954-1975)
Tình hình nước ta sau năm 1954
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) được kí kết, do âm mưu phá hoại, xâm lược của đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai, đất nước ta bị tạm thời chia cắt làm hai miền với chế độ chính trị và nhiệm vụ Cách mạng khác nhau
Miền Bắc hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội, làm nhiệm vụ xây dựng CNXH
Miền Nam vẫn dưới ách thống trị của Mĩ ngụy, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Cách mạng hai miền có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Miền Bắc là hậu phương lớn, vai trò quyết định đối với cách mạng cả nước
Miền Nam là tiền tuyến lớn, vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Các giai đoạn cách mạng Việt Nam từ 1954 đến 1975
Từ 1965-1973
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ:
Cuối 1964, cùng với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, đế quốc Mĩ tiến hành leo thang chiến tranh ra miền Bắc, nhằm phá hoại hậu phương của cả nước
Hơn 4 năm (5/8/1964-1/11/1968), quân và dân miền Bắc vững tay cày, chắc tay súng, đã bắn rơi, 4243 máy bay, bắt sống hàng nghìn giặc lái,...1/11/1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
Quân dân miền Nam chiến đấu chống "VN hóa chiến tranh", phối hợp với Lào và Cam-pu-chia chống "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969-1973)
Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ:
Cuối 1964-1965, đế quốc Mĩ ào ạt đưa quân đội viễn chinh và chư hầu vào miền Nam, gây ra "chiến tranh cục bộ". Quân và dân miền nam đánh bại các cuộc càn quét của địch, giành thắng lợi ở Vạn Tường (8/1965), chiến thắng mùa khô 1965-1967
Mùa xuân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy, giáng cho Mĩ ngụy những đòn sấm sét. Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa". Chiến tranh cục bộ thất bại
Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ
Đầu 1972, Mĩ cho không quân và hải quân đánh phá miền Bắc lần thứ hai với quy mô ác liệt hơn lần thứ nhất
Quân và dân miền Bắc, đặc biệt là quân và dân Thủ đô đã làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" giành thắng lợi oanh liệt, bắn rơi 81 máy bay B52 và F.111 của Mĩ
-27/1/1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN. Thắng lợi này mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta
Từ 1973-1975
Sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết, đế quốc Mĩ đã phải cút khỏi miền Nam. Thế và lực của CM miền nam ngày càng lớn mạnh. Miền Bắc nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến. Bộ chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam
Quân và dân ta đã tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 bằng 3 chiến dịch: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế-Đã Nẵng và cuối là chiến dịch Hồ Chí Minh giành thắng lợi hoàn toàn sau gần 2 tháng liên tục và kiên cường chiến đấu (từ 4/3-2/5/1975). Đất nước hào bình, thống nhất và đi lên CNXH
Từ 1954-1965
Cách mạng miền Bắc
1958-1960 Thực hiện kế hoạch 3 năm:
Tiến hành cải tạo XHCN, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, cơ bản xóa bỏ các thành phần kinh tế bóc lột
Bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là nền kinh tế quốc doanh, tập thể
1961-1965
Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, cải thiện một bước đời sống của nhân dân
Miền Bắc thực sự trở thành hậu phương lớn, ngày càng cung cấp nhiều sức người
1954-1957 Thực hiện kế hoạch 3 năm với những thành tựu chủ yếu:
Hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mang lại ruộng đất cho người nông dân
Hoàn thành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất, nhất là sản cuất nông nghiệp
Cách mạng miền Nam
1954-1960
Sau 1954, đế quốc Mĩ dựng lên ở miền nam một chính quyền tay sai, một quân đội tay sai. Ngang nhiên phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, tiến hành các chiến dịch tố công, diệt cộng tàn khốc
1954-1958 tiến hành đấu tranh chính trị, gìn giữ lực lượng, đòi Mĩ và tay sai thi hành hiệp định.
Từ cuối 1958 trở đi, đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai điên cuồng khủng bố cách mạng. Phong trào "Đồng khởi" nổ ra đầu tiên ở Bến Tre 1959-1960
1961-1965
Đế quốc Mĩ thay đổi hình thức chiến tranh, đề ra chiến lược "chiến tranh đặc biệt".
Quân và miền Nam với thế trận chiến tranh nhân dẫn đã giành thắng lợi trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị...trận Ấp Bắc vang dội (1/1963) mở ra một phong trào "thi đua Ấp Bắc, giết lập công"
1965 chiến tranh đặc biệt hoàn toàn thất bại
Cuộc kháng chiến chống Pháp
Năm đầu tiên sau CM tháng Tám 1945
Tình hình nước ta sau 1945: " ngàn cân treo sợi tóc". Nạn đói nạn dốt hoành hành. Chính quyền thiếu kinh nghiệm lanh đạo quản lí đất nước, Nền tài chính quốc gia trống rỗng
Chủ trương biện pháp của Đảng và Bác Hồ: giải quyết nạn đói, nạn dốt bầu cử Quốc hội, nhân dân tập trung đấu tranh chống kẻ thù xâm lược với chính sách mềm dẻo khôn khéo, Chuẩn bị lực lượng cho trận chiến lâu dài
Chín năm kháng chiến chống Pháp
Kháng chiến bùng nổ: Thực dân Pháp âm lược nước ta 1 lần nữa, Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Các bước phát triển
Đường lối kháng chiến của Đảng, của Bác Hồ: "Toàn dân, toàn diện, trường kì kháng chiến và dựa vào sức mình là chính
Kìm chân địch trong thành phố, thị xã: rút lực lượng và nhân dân lên khu và các vùng tự do,Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch thất bại
Chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947: thực dân Pháp huy động 12000 quân ào ạt tấn công Việt Bắc. Quân và dân nước ta đã biến Việt Bắc thành mồ chôn giặc Pháp. Cục diện cuộc kháng chiến hoàn toàn thay đổi
Chiến dịch biên giới thu đông 1950: có những biến đổi có lợi cho nước ta, CM Trung Quốc thành công mở ra khả năng nối liền nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa, Trên cơ sở thắng lợi, ta mở chiến dịch biên giới, chiến dịch toàn thắng, Ta giành lại thế chủ động trên chiến trường, thực dân Pháp bị đẩy vào thế bị động
Chiến dịch Điện Biên Phủ: quân ta giữ vững thế chủ động, Quân và dân mở chiến dịch thu đông buộc Pháp phân tán lực lượng đối phó với ta. Dân Pháp nhảy dù đến ĐBP với các loại vũ khí hiện đại, ĐBP trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất đông Dương. 13-3-1954 quân ta nổ súng bắt đầu chiến dịch. Qua 56 ngày đên chiến đấu anh dũng 3 đợt tấn công, Hàng vạn tên địch ra đầu hàng, lực lượng ĐBP bị tiêu diệt ,
Từ khi thực dân Pháp xâm lược đến Cách Mạng thang 8 chia thành 3 gđ
từ 1858 đến 1895
2 câu hỏi cần giải quyết: chiến hay hòa, duy tân hay thủ cựu
Trước sự xâm lược thực dân Pháp, nhân dân ta quyết tâm đứng lên chống giặc. Khi triều đình đầu hàng , nhân dân vẫn quyết tâm kháng chiến. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định :
Phong trào cổ động cho tinh thần duy tân đất nước của 1 số trí thức tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ
Khi đề nghị duy tân được trình lên triều đình, nhà Nguyễn thi hành 1 đường lối nhu nhược, cự tuyệt lời đề nghị cải cách, duy trì chính sách cũ. Đất nước ta rơi vào ách đô hộ thực dân Pháp vào cuối tk XIX
GĐ đầu tk XX
Đầu tk XX ngọn cờ giải phóng dân tộc của giai cấp phong kiến sụp đổ. Trong phong trào Cách Mạng đầu tk XX có nhiều nhân vật chủ trương phương pháp Cách Mạng theo xu hướng cải lương hoặc bạo lực, tiêu biểu là Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu
Giữa tình hình Cách Mạng bế tắc, Nguyễn Tất Thành- Nguyên Ái Quốc xuất hiện. Xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc, vượt qua tầm nhìn của các vị tiền bối. Người không sang phương đông mà sang phương tây trở thành người Việt Nam đầu tiên tìm thấy con đường cứu nước, con đường Lê nin con đường cách mạng vô sản
Gđ từ 1930 đến 1945
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá Mac-lenin vào nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là bước ngoặt lịch sử , chấm dứt tình trạng khủng hoảng bế tắc
CM tháng Tám 1945 đã lật đổ ách đô hộ của thực dân Pháp, lật nhào chế độ phong kiến, mở ra 1 kỉ nguyên mới: độc lập, tự do. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập
2-9-1945 , chủ tịch Hồ Chí Minh độc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
THỜI KÌ CẢ NƯỚC ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ 1975 ĐẾN NAY
Mười năm xây dựng CNXH (1975-1985)
Tiến hành kế hoạch 5 năm:1976-1980 và 1981-1985
Đất nước ta ngày càng rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
Tình hình quốc tế diễn biến phức tạp. Yêu cầu đổi mới đất nước được đặt ra cấp thiết
Công cuộc đổi mới (1986 đến nay)
Chủ trương đổi mới đất nước do Đại hội VI(12/1986) vạch ra: trong quá trình đi lên CNXH của nước ta không phải thay đổi mục tiêu CNXH, mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH...
Đường lối đó tiếp tục được các đại hội VII(1921), Đại hội VIII(1996), Đại hội XI(2001) hoàn thiện. Đất nước ta đang vững bước trên con đường CNH, HĐH
Thống nhất đất nước
Sau 1975, đất nước hòa bình, thống nhất và đi lên CNXH
25/4/1976, sau hơn 30 năm kể từ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên, đông đảo cử tri đi bỏ phiếu Quốc hội chung của cả nước. Đổi tên nước thành CHXHCN Việt Nam, thủ đô là Hà Nội, TP.Sài Gòn đổi tên là TP.Hồ Chí Minh